Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện chế độ báo cáo không đúng thời hạn và đã bị nhắc nhở nhiều lần thì có được xếp loại A không?
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện chế độ báo cáo không đúng quy định thì có được xếp loại A không?
- Ngoài tiêu chí về tình hình chấp hành chế độ báo cáo, Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn được đánh giá theo tiêu chí nào?
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam để được xếp loại A sau khi tổng hợp phải thỏa mãn điều kiện gì?
Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện chế độ báo cáo không đúng quy định thì có được xếp loại A không?
Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện chế độ báo cáo không đúng quy định có được xếp loại A không?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Thông tư 128/2021/TT-BTC, việc đánh giá đối với tiêu chí 5 - tình hình chấp hành chế độ báo cáo được quy định như sau:
"5. Tiêu chí 5: Tình hình chấp hành chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 31 Nghị định 46/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021:
a) Ngân hàng Phát triển xếp loại A khi không bị cơ quan có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản hoặc bị nhắc nhở bằng văn bản không quá hai (02) lần về việc thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 31 Nghị định 46/2021/NĐ-CP không đúng quy định, không đúng thời hạn đối với từng loại báo cáo trong năm đánh giá;
b) Ngân hàng Phát triển xếp loại C khi không nộp báo cáo hoặc bị cơ quan có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản trên ba (03) lần về việc thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 31 Nghị định 46/2021/NĐ-CP không đúng quy định, không đúng thời hạn đối với từng loại báo cáo trong năm đánh giá;
c) Ngân hàng Phát triển xếp loại B khi không thuộc các trường hợp xếp loại A và loại C nêu trên."
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 31 Nghị định 46/2021/NĐ-CP như sau:
(1) Báo cáo về kế hoạch tài chính theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.
(2) Báo cáo tài chính/Báo cáo quyết toán tài chính gồm:
a) Báo cáo tình hình tài chính (Bảng cân đối kế toán);
b) Báo cáo kết quả hoạt động;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
d) Thuyết minh báo cáo tài chính.
(3) Các báo cáo hoạt động nghiệp vụ gồm:
a) Bảng cân đối tài khoản cấp II (bao gồm cả tài khoản ngoại bảng);
b) Báo cáo phân loại nợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
c) Báo cáo trích lập dự phòng rủi ro tín dụng;
d) Báo cáo cấp bù lãi suất và phí quản lý.
(4) Báo cáo tình hình hoạt động gồm:
a) Việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản đối với toàn bộ hoạt động tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam quy định tại Điều 8 Nghị định này;
b) Thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ban Kiểm soát theo quy định hiện hành của pháp luật đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
c) Kết quả tài chính và trích lập các quỹ sau chênh lệch thu chi của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
d) Đánh giá hiệu quả hoạt động hằng năm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo các tiêu chí quy định tại Nghị định này.
(5) Quy định về lập và gửi báo cáo:
a) Đối với báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính hợp nhất lập theo năm và báo cáo tài chính riêng lẻ lập theo quý/năm; Báo cáo quyết toán tài chính hằng năm được Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam phê duyệt trước khi gửi Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b) Đối với báo cáo hoạt động nghiệp vụ: Các báo cáo hoạt động nghiệp vụ được gửi cho Bộ Tài chính theo định kỳ hàng quý, năm và đột xuất khác theo yêu cầu của Bộ Tài chính;
c) Đối với báo cáo tình hình hoạt động: Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm lập và gửi báo cáo tình hình hoạt động cho Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định kỳ 06 tháng một lần; Hội đồng quản trị lập báo cáo tình hình hoạt động kèm theo Báo cáo thẩm định của Ban Kiểm soát gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
d) Căn cứ báo cáo tài chính, báo cáo tình hình hoạt động do Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển lập và các thông tin, tài liệu khác có liên quan, định kỳ 06 tháng một lần Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ sau khi lấy ý kiến tham gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Căn cứ các quy định trên, thời hạn và cách thức lập và gửi các loại báo cáo nói trên phải được Ngân hàng Phát triển Việt Nam đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp ở đây vì bạn không nêu rõ ngân hàng của bạn bị nhắc nhở mấy lần và việc thực hiện chế độ báo cáo không đúng thời hạn cụ thể ra sao, nên hiện tại chưa thể xác định Ngân hàng Phát triển Việt Nam bạn đang làm việc được xếp loại mấy đối với tiêu chí này. Bạn có thể tham khỏa chi tiết quy định nêu trên để xác định rõ tình trạng ngân hàng mình.
Ngoài tiêu chí về tình hình chấp hành chế độ báo cáo, Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn được đánh giá theo tiêu chí nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 32 Nghị định 46/2021/NĐ-CP, các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động hằng năm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm:
a) Tiêu chí 1: Tín dụng đầu tư của Nhà nước;
b) Tiêu chí 2: Tỷ lệ nợ xấu;
c) Tiêu chí 3: Kết quả tài chính;
d) Tiêu chí 4: Tình hình chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển đối với các nghiệp vụ phát sinh trong năm đánh giá;
đ) Tiêu chí 5: Tình hình chấp hành chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.
Theo đó, ngoài tiêu chí nêu trên, việc đánh giá và xếp loại Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn dựa trên các tiêu chí như: tín dụng đầu tư của Nhà nước; tỷ lệ nợ xấu; kết quả tài chính và tình hình chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển đối với các nghiệp vụ phát sinh trong năm đánh giá.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam để được xếp loại A sau khi tổng hợp phải thỏa mãn điều kiện gì?
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Thông tư 128/2021/NĐ-CP, tổng hợp kết quả xếp loại Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định như sau:
"1. Ngân hàng Phát triển xếp loại A khi không có tiêu chí xếp loại C, trong đó tiêu chí 1, tiêu chí 2 được xếp loại A theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
2. Ngân hàng Phát triển xếp loại C khi có tiêu chí 1, tiêu chí 2 xếp loại C hoặc tiêu chí 1, tiêu chí 2 xếp loại B và các tiêu chí còn lại xếp loại C theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
3. Ngân hàng Phát triển xếp loại B trong các trường hợp còn lại."
Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy nếu tiêu chí 5 vừa rồi Ngân hàng Phát triển Việt Nam nơi bạn dang làm việc bị xếp loại C thì sau khi tổng hợp, ngân hàng sẽ không đủ điều kiện để được xếp loại A.
Như vậy, việc đánh giá và xếp loại Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thực hiện dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó có tiêu chí chấp hành chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 31 Nghị định 46/2021/NĐ-CP. Tùy vào mức độ không hoàn thành chế độ báo cáo về mặt thời hạn và tần suất bị nhắc nhở mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ được xếp loại phù hợp theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?