Thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng được quy định như thế nào?
Thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng được quy định như thế nào?
Thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng ở Điều 5 Thông tư 11/2017/TT-BLĐTBXH quy định:
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng
Việc tổ chức, sắp xếp thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do những người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng thỏa thuận nhưng phải bảo đảm các quy định sau đây:
1. Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong 1 ngày;
2. Mỗi tuần được nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục). Trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày;
3. Trường hợp phải làm thêm giờ thì tổng số giờ làm việc và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày.
Theo đó, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng mỗi tuần được nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục).
Lưu ý: Trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
Tiền công của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng được quy định như thế nào?
Tiền công của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng được quy định quy định ở Điều 4 Thông tư 11/2017/TT-BLĐTBXH cụ thể:
Tiền công của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng
Tiền công của người lao động được thanh toán trên cơ sở thỏa thuận giữa những người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng và căn cứ thời gian thực tế làm việc, khối lượng, chất lượng công việc người lao động đã thực hiện, cụ thể như sau:
1. Đối với người lao động làm việc đủ 8 giờ trong 1 ngày và 26 ngày trong 1 tháng thì tiền công tính theo tháng và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại nơi thực hiện dự án, hoạt động;
2. Đối với người lao động làm việc không đủ 8 giờ trong 1 ngày hoặc 26 ngày trong 1 tháng thì tiền công tính theo giờ và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại nơi thực hiện các dự án, hoạt động chia 26 ngày và chia 8 giờ;
3. Trường hợp người lao động làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này thì được thanh toán tiền công theo giờ theo quy định tại khoản 2 Điều này cho những giờ làm thêm.
Theo đó, tiền công của người lao động được thanh toán trên cơ sở thỏa thuận giữa những người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng và căn cứ thời gian thực tế làm việc, khối lượng, chất lượng công việc người lao động đã thực hiện, cụ thể:
- Đối với người lao động làm việc đủ 8 giờ trong 1 ngày và 26 ngày trong 1 tháng thì tiền công tính theo tháng và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại nơi thực hiện dự án, hoạt động;
- Đối với người lao động làm việc không đủ 8 giờ trong 1 ngày hoặc 26 ngày trong 1 tháng thì tiền công tính theo giờ và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại nơi thực hiện các dự án, hoạt động chia 26 ngày và chia 8 giờ;
- Trường hợp người lao động làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này thì được thanh toán tiền công theo giờ theo quy định tại khoản 2 Điều này cho những giờ làm thêm.
Người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng (Hình từ Internet)
Người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng có nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như thế nào?
Người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng có nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 11/2017/TT-BLĐTBXH quy định:
An toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng
...
2. Người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng có nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như sau:
a) Chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với những người có liên quan trong quá trình lao động;
c) Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động;
d) Thực hiện khai báo tai nạn lao động với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn.
Theo đó, người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng có nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như sau:
- Chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với những người có liên quan trong quá trình lao động;
- Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động;
- Thực hiện khai báo tai nạn lao động với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề xuất mức xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm là mẫu nào? Tải về file word mẫu đề xuất?
- Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch đất năng lượng?
- Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?