Thẩm định dự thảo thông tư do Bộ Xây dựng ban hành theo trình tự như thế nào? Thẩm định dự thảo thông tư trong thời hạn bao lâu?
Thẩm định dự thảo thông tư do Bộ Xây dựng ban hành theo trình tự như thế nào?
Căn cứ theo các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 32 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định trình tự thẩm định dự thảo thông tư như sau:
- Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định, Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự thảo thông tư.
Trong quá trình thẩm định, Vụ Pháp chế được mời đại diện các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các chuyên gia am hiểu sâu về các vấn đề có liên quan đến nội dung thẩm định tham gia thẩm định, được đề nghị đơn vị chủ trì giải trình về dự thảo thông tư để phục vụ cho công tác thẩm định.
- Đối với dự thảo thông tư có quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người dân, doanh nghiệp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do Vụ Pháp chế chủ trì soạn thảo, Vụ Pháp chế có thể báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định thành lập hội đồng tư vấn thẩm định có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, các chuyên gia, các nhà khoa học.
+ Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với đơn vị chủ trì đề xuất, thống nhất danh sách chuyên gia được mời tham gia cuộc họp hội đồng tư vấn thẩm định.
Đơn vị chủ trì có trách nhiệm gửi hồ sơ dự thảo và dự kiến các nội dung cần thảo luận tới các thành viên hội đồng tư vấn thẩm định trước ít nhất 03 ngày làm việc tính đến ngày tổ chức cuộc họp để các chuyên gia nghiên cứu, có ý kiến và tham gia tại cuộc họp.
Ý kiến bằng văn bản của các thành viên hội đồng tư vấn thẩm định được gửi tới Vụ Pháp chế và đơn vị chủ trì để nghiên cứu giải trình, tiếp thu trước khi tổ chức cuộc họp hội đồng tư vấn thẩm định.
- Hội đồng tư vấn thẩm định gồm chủ tịch, thư ký và các thành viên là đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, các nhà khoa học.
Tổng số thành viên của Hội đồng tư vấn thẩm định do Bộ trưởng quyết định, trong đó đại diện của Vụ Pháp chế không quá 1/3 tổng số thành viên.
- Trong trường hợp thành lập hội đồng tư vấn thẩm định, Bộ trưởng hoặc Lãnh đạo Bộ phụ trách (trong trường hợp được Bộ trưởng phân công) chủ trì tổ chức cuộc họp tư vấn thẩm định theo trình tự sau đây:
+ Chủ trì cuộc họp cung cấp thông tin liên quan tới dự thảo và nêu những vấn đề cần thảo luận;
+ Đại diện đơn vị chủ trì thuyết trình về dự thảo hoặc cung cấp thêm thông tin và tài liệu có liên quan đến nội dung dự thảo;
+ Các thành viên tham dự cuộc họp thảo luận và phát biểu ý kiến, tập trung vào những vấn đề thuộc nội dung thẩm định;
+ Đại diện đơn vị chủ trì giải trình thêm về dự thảo;
+ Chủ trì kết luận.
Ý kiến tham gia của các thành viên tham dự cuộc họp và kết luận của Lãnh đạo Bộ phải được thể hiện trong biên bản cuộc họp.
Thẩm định dự thảo thông tư do Bộ Xây dựng ban hành (Hình từ Internet)
Thẩm định dự thảo thông tư do Bộ Xây dựng ban hành trong thời hạn bao lâu?
Tại khoản 4 Điều 32 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định như sau:
Trình tự thẩm định dự thảo thông tư
...
4. Thời hạn thẩm định
a) Trường hợp không thành lập hội đồng tư vấn thẩm định: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày Vụ Pháp chế nhận đủ hồ sơ đề nghị thẩm định.
b) Trường hợp thành lập hội đồng tư vấn thẩm định: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức họp hội đồng tư vấn thẩm định, Vụ Pháp chế phải hoàn thành báo cáo thẩm định.
Theo đó, trường hợp không thành lập hội đồng tư vấn thẩm định: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày Vụ Pháp chế nhận đủ hồ sơ đề nghị thẩm định.
Trường hợp thành lập hội đồng tư vấn thẩm định: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức họp hội đồng tư vấn thẩm định, Vụ Pháp chế phải hoàn thành báo cáo thẩm định.
Thẩm định dự thảo thông tư do Bộ Xây dựng ban hành tập trung những nội dung gì?
Theo Điều 33 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định như sau:
Nội dung thẩm định dự thảo thông tư
Nội dung thẩm định dự thảo thông tư thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Luật Ban hành văn bản QPPL.
Theo quy định trên, nội dung thẩm định dự thảo thông tư do Bộ Xây dựng ban hành thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 102 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, cụ thể nội dung thẩm định tập trung vào những vấn đề sau:
- Sự cần thiết ban hành thông tư; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của thông tư;
- Sự phù hợp của nội dung dự thảo thông tư với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
- Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo thông tư với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo thông tư, nếu trong dự thảo thông tư có quy định thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo thông tư, nếu trong dự thảo thông tư có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
- Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để thi hành thông tư;
- Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?
- Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136? Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?
- Hồ sơ thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam ra sao?
- Mẫu Lý lịch lái xe kinh doanh vận tải mới nhất hiện nay? Xe kinh doanh vận tải có biển số xe màu gì?