Tài sản của Ngân hàng Nhà nước được điều chuyển trong những trường hợp nào theo quy định pháp luật?
Tài sản của Ngân hàng Nhà nước được điều chuyển trong những trường hợp nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ Điều 24 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019 quy định về các trường hợp điều chuyển tài sản như sau:
Các trường hợp điều chuyển tài sản
Tài sản của Ngân hàng Nhà nước được điều chuyển trong các trường hợp sau:
1. Khi có sự thay đổi về cơ quan quản lý, cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý.
2. Đơn vị đang được giao quản lý tài sản không có nhu cầu sử dụng thường xuyên.
3. Điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu để đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn, định mức trang bị tài sản.
4. Điều chuyển nhằm mang lại hiệu quả sử dụng tài sản cao hơn.
5. Trường hợp khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định, tài sản của Ngân hàng Nhà nước được điều chuyển trong những trường hợp sau:
(1) Khi có sự thay đổi về cơ quan quản lý, cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý.
(2) Đơn vị đang được giao quản lý tài sản không có nhu cầu sử dụng thường xuyên.
(3) Điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu để đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn, định mức trang bị tài sản.
(4) Điều chuyển nhằm mang lại hiệu quả sử dụng tài sản cao hơn.
(5) Trường hợp khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Tài sản của Ngân hàng Nhà nước được điều chuyển trong những trường hợp nào theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Việc điều chuyển tài sản cố định cho các tổ chức ngoài Ngân hàng Nhà nước do ai quyết định?
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019 quy định về phân cấp thẩm quyền điều chuyển tài sản như sau:
Phân cấp thẩm quyền điều chuyển tài sản
1. Việc điều chuyển tài sản cố định cho các tổ chức ngoài Ngân hàng Nhà nước được thực hiện sau khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Thủ tướng Chính phủ (tùy theo tính chất, giá trị của tài sản).
2. Việc điều chuyển tài sản giữa các đơn vị Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo phân cấp thẩm quyền như sau:
2.1. Phó Thống đốc phụ trách tài chính - kế toán quyết định điều chuyển:
a) Tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc, ô tô;
b) Các tài sản khác có nguyên giá ≥ 2.000 triệu đồng/lần điều chuyển.
2.2. Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán quyết định điều chuyển tài sản (trừ nhà cửa, vật kiến trúc, ô tô) có nguyên giá dưới 2.000 triệu đồng/lần điều chuyển.
Như vậy, việc điều chuyển tài sản cố định cho các tổ chức ngoài Ngân hàng Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định (tùy theo tính chất, giá trị của tài sản).
Hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản của Ngân hàng Nhà nước gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019 quy định quy trình điều chuyển tài sản như sau:
Quy trình điều chuyển tài sản
1. Hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản:
a) Văn bản đề nghị điều chuyển tài sản của đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản: 01 bản chính;
b) Văn bản đề nghị được tiếp nhận tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị: 01 bản chính;
c) Tờ trình về việc điều chuyển, tiếp nhận tài sản của Vụ Tài chính - Kế toán (trường hợp việc quyết định điều chuyển tài sản thuộc thẩm quyền của Phó Thống đốc phụ trách tài chính - kế toán): 01 bản chính;
d) Danh mục tài sản đề nghị điều chuyển (chủng loại, mã tài sản, số lượng, tình trạng; năm đưa vào sử dụng, nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; mục đích sử dụng hiện tại và mục đích sử dụng dự kiến sau khi điều chuyển trong trường hợp việc điều chuyển gắn với việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản; lý do điều chuyển): 01 bản chính;
đ) Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị điều chuyển tài sản (nếu có): 01 bản sao.
2. Khi điều chuyển, đơn vị giao và đơn vị nhận tài sản phải thành lập Hội đồng giao nhận tài sản, gồm đại diện của hai bên, chủ tịch hội đồng là đại diện lãnh đạo bên giao. Hội đồng có nhiệm vụ xác định số lượng, giá trị (nguyên giá, giá trị đã khấu hao, giá trị còn lại), hiện trạng của tài sản bàn giao, các hồ sơ, chứng từ có liên quan và lập "Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản" theo Mẫu số 01/TSC-BBGN ban hành kèm theo Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. "Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản" được lập thành 3 bản, mỗi bên lưu một bản và gửi một bản về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tài chính - Kế toán).
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản của Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
(1) Văn bản đề nghị điều chuyển tài sản của đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản: 01 bản chính;
(2) Văn bản đề nghị được tiếp nhận tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị: 01 bản chính;
(3) Tờ trình về việc điều chuyển, tiếp nhận tài sản của Vụ Tài chính - Kế toán đối với trường hợp việc quyết định điều chuyển tài sản thuộc thẩm quyền của Phó Thống đốc phụ trách tài chính - kế toán: 01 bản chính;
(4) Danh mục tài sản đề nghị điều chuyển: 01 bản chính;
(5) Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị điều chuyển tài sản (nếu có): 01 bản sao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?
- Ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp? 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày gì?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách mới nhất? Tải về mẫu phiếu?
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?