Sau khi sắp xếp lại bộ máy có được giữ nguyên mức lương và phụ cấp cũ đối với CBCCVC giữ chức vụ lãnh đạo thấp hơn?

Có được giữ nguyên mức lương và phụ cấp cũ đối với CBCCVC giữ chức vụ lãnh đạo thấp hơn sau khi sắp xếp lại bộ máy? Các tiêu chí dùng để làm căn cứ đánh giá CBCCVC để sắp xếp lại bộ máy là gì? Ai là người ban hành tiêu chí đánh giá đánh giá chất lượng CBCCVC để tiến hành sắp xếp lại bộ máy?

Có được giữ nguyên mức lương và phụ cấp cũ đối với CBCCVC giữ chức vụ lãnh đạo thấp hơn sau khi sắp xếp lại bộ máy?

Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy như sau:

Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy
Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy, thì được bảo lưu mức lương chức vụ cũ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ đến hết nhiệm kỳ bầu cử hoặc hết thời hạn bổ nhiệm. Trường hợp đã giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời hạn bổ nhiệm còn dưới 06 tháng thì được bảo lưu 06 tháng.

Như vậy, đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo sau khi sắp xếp lại bộ máy mà giữ chức vụ lãnh đạo thấp hơn thì được bảo lưu mức lương chức vụ cũ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ đến hết nhiệm kỳ bầu cử hoặc hết thời hạn bổ nhiệm.

Trường hợp đã giữ chức vụ lãnh đạo theo nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời hạn bổ nhiệm còn dưới 06 tháng thì được bảo lưu 06 tháng.

Có được giữ nguyên mức lương và phụ cấp cũ đối với CBCCVC giữ chức vụ lãnh đạo thấp hơn sau khi sắp xếp lại bộ máy?

Sau khi sắp xếp lại bộ máy có được giữ nguyên mức lương và phụ cấp cũ đối với CBCCVC giữ chức vụ lãnh đạo thấp hơn? (Hình từ Internet)

Các tiêu chí dùng để làm căn cứ đánh giá CBCCVC để sắp xếp lại bộ máy là gì?

Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để thực hiện sắp xếp và giải quyết chính sách, chế độ như sau:

Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để thực hiện sắp xếp và giải quyết chính sách, chế độ
Tập thể cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phai thực hiện rà soát, đánh giá đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ trong 03 năm gần nhất theo các tiêu chí sau:
1. Tiêu chí đánh giá về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
2. Tiêu chí đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng đáp ứng yêu cầu về tiến độ, thời gian, chất lượng thực thi nhiệm vụ, công vụ thường xuyên và đột xuất.
3. Tiêu chí đánh giá về kết quả, sản phẩm công việc gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã đạt được.
4. Đối với cán bộ, công chức, viên chức được đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội thì phải đáp ứng 3 tiêu chí tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, đồng thời phải bảo đảm tiêu chí đánh giá về đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung và có thành tích tiêu biểu, nổi trội, mang lại lợi ích cho cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Như vậy, trên đây là các tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để thực hiện sắp xếp và giải quyết chính sách, chế độ khi sắp xếp lại bộ máy theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP.

Ai là người ban hành tiêu chí đánh giá đánh giá chất lượng CBCCVC để tiến hành sắp xếp lại bộ máy?

Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức

Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức
1. Triển khai thực hiện chính sách, chế độ theo quy định tại Nghị định này.
2. Căn cứ hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lấy ý kiến tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền cùng cấp để ban hành tiêu chí đánh giá và tiến hành thực hiện rà soát tổng thể chất lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý; trên cơ sở đó, xác định đối tượng phải nghỉ việc do sắp xếp thuộc đối tượng được hưởng chính sách, chế độ của Nghị định này để sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, tinh giảm biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Trường hợp trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan, tổ chức, đơn vị, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện áp dụng quy định tại Nghị định này có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc, thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải lập danh sách và dự toán số tiền thực hiện chính sách đối với từng trường hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt; nếu không đồng ý thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì kịp thời thực hiện chi trả chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lấy ý kiến tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền cùng cấp để ban hành tiêu chí đánh giá và tiến hành thực hiện rà soát tổng thể chất lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý; trên cơ sở đó, xác định đối tượng phải nghỉ việc do sắp xếp lại bộ máy.

>>> Xem thêm: hiện nay tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP không quy định cụ thể mẫu đơn tự nguyên xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc, tham khảo:

Xem và tải Mẫu đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi

Tải về

Xem và tải Mẫu nghỉ thôi việc

Tải về

Sắp xếp tổ chức bộ máy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đã có Công văn 1010/BTC-QLKT hướng dẫn công tác kế toán khi tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
Pháp luật
Công văn 429 phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện tại Hà Nội?
Pháp luật
Sau khi sắp xếp lại bộ máy có được giữ nguyên mức lương và phụ cấp cũ đối với CBCCVC giữ chức vụ lãnh đạo thấp hơn?
Pháp luật
Chính sách chế độ của Nghị định 178 có áp dụng với người lao động làm việc theo hợp đồng 111 không?
Pháp luật
Theo Nghị định 178, công chức viên chức lãnh đạo thôi giữ chức vụ lãnh đạo do sắp xếp tổ chức bộ máy có được bảo lưu mức lương chức vụ cũ?
Pháp luật
Nghỉ hưu trước tuổi có bị trừ phần trăm lương hưu khi sắp xếp lại bộ máy theo Nghị định 178 không?
Pháp luật
Khi sắp xếp tổ chức bộ máy, công chức cấp xã có thuộc trường hợp chưa xem xét nghỉ việc theo Nghị định 178?
Pháp luật
Tổng hợp Thông tư hướng dẫn Nghị định 178/2024/NĐ-CP? Chế độ, chính sách tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP ra sao?
Pháp luật
Tinh giản biên chế theo Nghị định 178: Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng CBCCVC là gì?
Pháp luật
Nghị định 178 về nghỉ hưu trước tuổi áp dụng đối với toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sắp xếp tổ chức bộ máy
15 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sắp xếp tổ chức bộ máy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sắp xếp tổ chức bộ máy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào