Nghỉ hưu trước tuổi có bị trừ phần trăm lương hưu khi sắp xếp lại bộ máy theo Nghị định 178 không?
Nghỉ hưu trước tuổi có bị trừ phần trăm lương hưu khi sắp xếp lại bộ máy theo Nghị định 178 không?
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì giảm 2% tỷ lệ hưởng lương hưu, trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng thì giảm 1%. (căn cứ tại khoản 3 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Tuy nhiên, căn cứ tại Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định:
Chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi
Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này nghỉ hưu trước tuổi, được hưởng các chế độ như sau:
...
2. Được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và số năm nghỉ sớm như sau:
a) Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:
Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP;
Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
b) Trường hợp có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:
Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
Được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP;
Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
c) Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, thì còn được hưởng các chế độ sau:
Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP;
Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
d) Trường hợp có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
đ) Trường hợp có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Theo đó đối với người nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp lại bộ máy theo Nghị định 178 được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và số năm nghỉ sớm sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu.
Trong đó, mức lương hưu hàng tháng sẽ được tính toán theo thời gian đóng bảo hiểm xã hội tính đến thời điểm nghỉ hưu, cụ thể:
- Đối với lao động nữ bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và có mức tối đa bằng 75%.
- Đối với lao động nam bằng 45% mức bình quân tiền tương ứng 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và có mức tối đa bằng 75%.
Như vậy, nghỉ hưu trước tuổi khi tinh gọn, sắp xếp lại bộ máy sẽ không bị giảm từ 2% cho mỗi năm nghỉ hưu sớm, còn mức hưởng lương hưu hàng tháng sẽ vẫn căn cứ theo thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Để hưởng lương hưu với tỷ lệ hưởng tối đa 75%, lao động nam phải đóng đủ 35 năm bảo hiểm xã hội, còn lao động nữ thì phải đủ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội. (căn cứ tại Điều 54, 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Nghỉ hưu trước tuổi có bị trừ phần trăm lương hưu khi sắp xếp lại bộ máy theo Nghị định 178 không? (Hình từ Internet)
Các đối tượng nào nghỉ hưu trước tuổi được hưởng các chế độ theo Nghị định 178?
Dẫn chiếu tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định các đối tượng sau đây nghỉ hưu trước tuổi được hưởng các chế độ quy định trên:
- Cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và lực lượng vũ trang do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp (sau đây viết tắt là sắp xếp tổ chức bộ máy) quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức;
+ Cán bộ, công chức cấp xã;
+ Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15 tháng 01 năm 2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức (sau đây viết tắt là người lao động);
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;
+ Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
Trách nhiệm của người đứng đầu khi CB CC VC khi có đơn tự nguyên xin nghỉ hưu trước tuổi?
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan, tổ chức, đơn vị, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện áp dụng quy định tại Nghị định này có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc, thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải lập danh sách và dự toán số tiền thực hiện chính sách đối với từng trường hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt; nếu không đồng ý thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì kịp thời thực hiện chi trả chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức theo đúng quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Nguyên tiêu 2025 có được nghỉ không? Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Nguyên tiêu? Tết Nguyên tiêu có phải ngày lễ lớn?
- Tinh giản biên chế theo Nghị định 178: Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng CBCCVC là gì?
- Rằm tháng giêng cúng xôi gì? Mâm cúng Rằm tháng Giêng đơn giản 2025? Rằm tháng Giêng 2025 có được nghỉ không?
- Ngày nhà thơ Việt Nam là gì? Ngày nhà thơ Việt Nam là ngày nào? Chủ đề Ngày thơ Việt Nam 2025 là gì?
- Chỉ huy nổ mìn là gì? Chỉ huy nổ mìn phải có trình độ như thế nào theo quy định tại Nghị định 181?