Phân cấp quản lý công chức thuộc Ngân hàng Nhà nước phải dựa theo những nguyên tắc nào? Công chức thuộc Ngân hàng Nhà nước được quản lý theo những nội dung nào?
Phân cấp quản lý công chức thuộc Ngân hàng Nhà nước phải dựa theo những nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động thuộc Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1370/QĐ-NHNN năm 2014, có quy định về nguyên tắc phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động như sau:
Nguyên tắc phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Ban Cán sự Đảng, cấp ủy Đảng các cấp, Thống đốc và Thủ trưởng đơn vị trong công tác cán bộ.
2. Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch; thực hiện chế độ trách nhiệm cá nhân người đứng đầu đơn vị trong công tác quản lý công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi được phân cấp.
3. Tuân thủ đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và các quy định của Đảng, Nhà nước và của NHNN trong công tác cán bộ.
4. Phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động đi đôi với việc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cấp trên đối với trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị được phân cấp quản lý. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc NHNN chịu trách nhiệm trước Ban Cán sự Đảng và Thống đốc về việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp.
Như vậy, theo quy định trên thì phân cấp quản lý công chức thuộc Ngân hàng Nhà nước theo những nguyên tắc sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Ban Cán sự Đảng, cấp ủy Đảng các cấp, Thống đốc và Thủ trưởng đơn vị trong công tác cán bộ.
- Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch; thực hiện chế độ trách nhiệm cá nhân người đứng đầu đơn vị trong công tác quản lý công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi được phân cấp.
- Tuân thủ đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và các quy định của Đảng, Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước trong công tác cán bộ.
- Phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động đi đôi với việc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cấp trên đối với trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị được phân cấp quản lý. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm trước Ban Cán sự Đảng và Thống đốc về việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp.
Phân cấp quản lý công chức thuộc Ngân hàng Nhà nước phải dựa theo những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Công chức thuộc Ngân hàng Nhà nước được quản lý theo những nội dung nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động thuộc Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1370/QĐ-NHNN năm 2014, có quy định về nội dung quản lý công chức, viên chức và người lao động như sau:
Nội dung quản lý công chức, viên chức và người lao động
1. Quản lý công chức, viên chức và người lao động tại Quy chế này gồm các nội dung sau:
a) Quản lý biên chế;
b) Tuyển dụng;
c) Phân công nhiệm vụ, điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển công tác;
d) Quy hoạch;
đ) Đào tạo, bồi dưỡng;
e) Đánh giá, xếp loại;
g) Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm;
h) Cử người làm đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; cử, tiếp nhận công chức đi đại diện tại các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế;
i) Cho ý kiến về việc giới thiệu ứng cử, đề cử hoặc giới thiệu ứng cử, đề cử công chức, viên chức vào các cơ quan, tổ chức theo quy định của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
k) Cử, chấp thuận ra nước ngoài;
l) Khen thưởng;
m) Kỷ luật;
n) Quản lý ngạch, thực hiện chế độ tiền lương;
o) Thực hiện chế độ thôi việc, nghỉ hưu và chế độ khác;
p) Kiểm tra công tác cán bộ;
q) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác cán bộ;
t) Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê; quản lý hồ sơ, công chức, viên chức và người lao động.
2. Các nội dung khác về quản lý công chức, viên chức và người lao động không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này được thực hiện theo các quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và của NHNN.
Như vậy, theo quy định trên thì công chức thuộc Ngân hàng Nhà nước được quản lý theo những nội dung sau:
- Quản lý biên chế;
- Tuyển dụng;
- Phân công nhiệm vụ, điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển công tác;
- Quy hoạch;
- Đào tạo, bồi dưỡng;
- Đánh giá, xếp loại;
- Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm;
- Cử người làm đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; cử, tiếp nhận công chức đi đại diện tại các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế;
- Cho ý kiến về việc giới thiệu ứng cử, đề cử hoặc giới thiệu ứng cử, đề cử công chức, viên chức vào các cơ quan, tổ chức theo quy định của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
- Cử, chấp thuận ra nước ngoài;
- Khen thưởng;
- Kỷ luật;
- Quản lý ngạch, thực hiện chế độ tiền lương;
- Thực hiện chế độ thôi việc, nghỉ hưu và chế độ khác;
- Kiểm tra công tác cán bộ;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác cán bộ;
- Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê; quản lý hồ sơ, công chức, viên chức và người lao động.
Cơ quan nào quản lý Phó Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 4 Quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động thuộc Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1370/QĐ-NHNN năm 2014, có quy định về phân cấp đối tượng quản lý như sau:
Phân cấp đối tượng quản lý
1. Ban Cán sự Đảng quản lý các chức danh:
a) Phó Thống đốc; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị thuộc NHNN; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
b) Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên; Tổng Giám đốc; Phó Tổng Giám đốc; Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và các doanh nghiệp khác do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thuộc phạm vi quản lý của NHNN.
c) Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên; Tổng Giám đốc; Phó Tổng Giám đốc; Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát Nhà máy In tiền Quốc gia, Công ty Quản lý tài sản.
d) Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị; Tổng Giám đốc; Phó Tổng Giám đốc; Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
đ) Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị; Tổng Giám đốc; Phó Tổng Giám đốc; Kiểm soát viên Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
e) Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị; Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và Thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng hợp tác xã.
g) Người được cử làm đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Cán sự Đảng quản lý Phó Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?