Báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi của các ngân hàng chính sách có nội dung như thế nào?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi của các ngân hàng chính sách có nội dung như thế nào?
- Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý có thuộc đối tượng đầu tư công không?
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm tổng hợp nhu cầu cấp bù lãi suất của các ngân hàng thương mại đúng không?
Báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi của các ngân hàng chính sách có nội dung như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Nghị định 85/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, nội dung báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn cấp vốn điều lệ, cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi và phí quản lý của các ngân hàng chính sách, cụ thể:
(1) Tình hình triển khai và kết quả thực hiện kế hoạch vốn tín dụng đầu tư, vốn tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách giai đoạn trước;
(2) Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; định hướng phát triển, chương trình tín dụng chính sách được nhà nước giao, chiến lược phát triển của ngân hàng chính sách trong trung hạn, dự kiến kế hoạch tín dụng ưu đãi trong giai đoạn tiếp theo;
(3) Khả năng huy động vốn và cân đối nguồn để thực hiện nguồn vốn tín dụng đầu tư, vốn tín dụng chính sách thực hiện trong trung hạn;
(4) Tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước bao gồm vốn điều lệ, cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi và phí quản lý của các ngân hàng chính sách giai đoạn trước;
(5) Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn cấp vốn điều lệ, cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi và phí quản lý;
6) Các nhiệm vụ thực hiện tín dụng đầu tư, tín dụng chính sách được nhà nước giao trong trung hạn phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư công và khả năng huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ;
(7) Giải pháp điều hành, tổ chức thực hiện và dự kiến kết quả đạt được.
Báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi của các ngân hàng chính sách có nội dung như thế nào? (Hình từ Internet)
Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý có thuộc đối tượng đầu tư công không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 5 Luật Đầu tư công 2024 có quy định như sau:
Đối tượng đầu tư công
1. Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
2. Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
3. Đầu tư và hỗ trợ hoạt động đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội.
4. Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư (dự án PPP) theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, bồi thường, chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn được cấp có thẩm quyền quyết định, chi trả phần giảm doanh thu các dự án PPP thuộc trách nhiệm của Nhà nước, thanh toán theo hợp đồng dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (dự án BT) bằng tiền.
5. Đầu tư thực hiện nhiệm vụ quy hoạch.
6. Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng khác theo quyết định của Chính phủ hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư tại khoản này.
7. Bố trí vốn ngân sách địa phương để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Chính phủ quy định điều kiện, tiêu chí, nguyên tắc bố trí vốn để ủy thác thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cơ chế, chính sách cụ thể và bố trí vốn ngân sách địa phương để thực hiện chính sách này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện ủy thác vốn ngân sách địa phương để thực hiện chính sách ưu đãi theo quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
8. Đối tượng đầu tư công khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý sẽ thuộc đối tượng đầu tư công theo quy định tại Luật Đầu tư công 2024.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm tổng hợp nhu cầu cấp bù lãi suất của các ngân hàng thương mại đúng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Nghị định 85/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Cấp bù lãi suất đối với các ngân hàng thương mại
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm tổng hợp nhu cầu cấp bù lãi suất của các ngân hàng thương mại thực hiện các chính sách được cấp có thẩm quyền quyết định trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, lập báo cáo và gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền.
2. Trình tự lập, phê duyệt kế hoạch trung hạn và hằng năm cấp bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước báo cáo thực hiện theo quy định tại các Điều 59, 60 của Luật Đầu tư công.
Như vậy, ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm tổng hợp nhu cầu cấp bù lãi suất của các ngân hàng thương mại thực hiện các chính sách được cấp có thẩm quyền quyết định trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, lập báo cáo và gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền.







.png)
.png)

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy chế chứng thực mẫu gồm có những nội dung nào? Công bố trên trang thông tin điện tử quy chế chứng thực là trách nhiệm của ai?
- Hội đồng Y khoa Quốc gia là gì? Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Y khoa Quốc gia? Mối quan hệ công tác của hội đồng?
- Cơ sở sản xuất bia và đồ uống không cồn: Mẫu báo cáo tình hình thực hiện định mức sử dụng năng lượng hằng năm?
- Mẫu Hóa đơn dịch vụ mới nhất? Tải về mẫu Hóa đơn dịch vụ mới nhất ở đâu? Thời điểm lập hóa đơn dịch vụ là khi nào?
- Tổ chức bộ máy thuộc Cục Tần số vô tuyến điện được quy định như thế nào? Cục Tần số vô tuyến điện có chức năng gì?