Ổ dịch bệnh động vật thủy sản được xử lý như thế nào? Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ gì trong việc xử lý ổ dịch bệnh động vật thủy sản?
Ổ dịch bệnh động vật thủy sản được xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định cụ thể:
Xử lý ổ dịch bệnh động vật thủy sản
1. Thực hiện các quy định tại Điều 33 của Luật thú y; áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng, chống đối với một số bệnh động vật thủy sản nguy hiểm (Phụ lục II, III, IV và V ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Chủ cơ sở nuôi thực hiện xử lý động vật thủy sản mắc bệnh bằng một trong các hình thức sau:
a) Thu hoạch động vật thủy sản mắc bệnh: thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này đối với động vật thủy sản đạt kích cỡ thương phẩm, có thể sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc các Mục đích khác;
b) Chữa bệnh động vật thủy sản: thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này đối với động vật thủy sản mắc bệnh được cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản xác định có thể Điều trị và chủ cơ sở nuôi có nhu cầu Điều trị động vật thủy sản mắc bệnh;
c) Tiêu hủy động vật thủy sản mắc bệnh: thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Thông tư này đối với động vật thủy sản mắc bệnh không thuộc quy định tại Điểm a, b Khoản này.
Như vậy, ổ dịch bệnh động vật thủy sản được xử lý như sau:
- Thực hiện các quy định tại Điều 33 của Luật thú y; áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng, chống đối với một số bệnh động vật thủy sản nguy hiểm (Phụ lục II, III, IV và V ban hành kèm theo Thông tư này).
- Chủ cơ sở nuôi thực hiện xử lý động vật thủy sản mắc bệnh bằng một trong các hình thức sau:
+ Thu hoạch động vật thủy sản mắc bệnh: thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này đối với động vật thủy sản đạt kích cỡ thương phẩm, có thể sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc các Mục đích khác;
+ Chữa bệnh động vật thủy sản: thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này đối với động vật thủy sản mắc bệnh được cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản xác định có thể Điều trị và chủ cơ sở nuôi có nhu cầu Điều trị động vật thủy sản mắc bệnh;
+ Tiêu hủy động vật thủy sản mắc bệnh: thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Thông tư này đối với động vật thủy sản mắc bệnh không thuộc quy định tại Điểm a, b Khoản này.
Ổ dịch bệnh động vật thủy sản
Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ gì trong việc xử lý ổ dịch bệnh động vật thủy sản?
Tại Điều 33 Luật Thú y 2015 quy định như sau:
Xử lý ổ dịch bệnh động vật thủy sản
1. Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Không xả nước thải, chất thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra môi trường;
b) Không vứt động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, chết ra môi trường;
c) Chữa bệnh, thu hoạch hoặc xử lý động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, chết và áp dụng các biện pháp khác theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
d) Khai báo dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này; cung cấp thông tin về dịch bệnh động vật thủy sản theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;
đ) Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường nuôi, dụng cụ nuôi trồng thủy sản theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
e) Xử lý, tiêu hủy động vật thủy sản bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh;
g) Chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
- Không xả nước thải, chất thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra môi trường;
- Không vứt động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, chết ra môi trường;
- Chữa bệnh, thu hoạch hoặc xử lý động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, chết và áp dụng các biện pháp khác theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
- Khai báo dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này; cung cấp thông tin về dịch bệnh động vật thủy sản theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;
- Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường nuôi, dụng cụ nuôi trồng thủy sản theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
- Xử lý, tiêu hủy động vật thủy sản bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh;
- Chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chủ cơ sở thu hoạch động vật thủy sản trong ổ dịch phải thực hiện những yêu cầu nào?
Theo Điều 16 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Thu hoạch động vật thủy sản trong ổ dịch
1. Chủ cơ sở nuôi thu hoạch động vật thủy sản trong ổ dịch phải thực hiện những yêu cầu sau:
a) Thông báo với Trạm Thú y về Mục đích sử dụng, khối lượng, các biện pháp xử lý, kế hoạch thực hiện và biện pháp giám sát việc sử dụng động vật thủy sản mắc bệnh;
b) Không sử dụng động vật thủy sản mắc bệnh làm giống, thức ăn tươi sống cho động vật thủy sản khác;
c) Chỉ vận chuyển động vật thủy sản đến các cơ sở thu gom, mua, bán, sơ chế, chế biến (sau đây gọi chung là cơ sở tiếp nhận) và bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh trong quá trình vận chuyển.
2. Ngay sau khi nhận được thông báo của chủ cơ sở, Trạm Thú y có trách nhiệm:
a) Phân công cán bộ hướng dẫn, giám sát việc thu hoạch, bảo quản, vận chuyển của cơ sở nuôi có động vật thủy sản mắc bệnh;
b) Thông báo tên, địa chỉ cơ sở tiếp nhận cho cơ quan quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp tỉnh nơi tiếp nhận để giám sát tại cơ sở tiếp nhận;
c) Báo cáo Chi cục Thú y kết quả thực hiện.
3. Cơ sở tiếp nhận phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về an toàn dịch bệnh trong quá trình sơ chế, chế biến.
Do đó, chủ cơ sở nuôi thu hoạch động vật thủy sản trong ổ dịch phải thực hiện những yêu cầu sau:
- Thông báo với Trạm Thú y về Mục đích sử dụng, khối lượng, các biện pháp xử lý, kế hoạch thực hiện và biện pháp giám sát việc sử dụng động vật thủy sản mắc bệnh;
- Không sử dụng động vật thủy sản mắc bệnh làm giống, thức ăn tươi sống cho động vật thủy sản khác;
- Chỉ vận chuyển động vật thủy sản đến các cơ sở thu gom, mua, bán, sơ chế, chế biến (sau đây gọi chung là cơ sở tiếp nhận) và bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh trong quá trình vận chuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?