Khi công bố dịch bệnh động vật thủy sản có cần phải có điều kiện về chiều hướng lây lan nhanh trên diện rộng hay không?
- Khi công bố dịch bệnh động vật thủy sản có cần phải có điều kiện về chiều hướng lây lan nhanh trên diện rộng hay không?
- Trong tổ chức chống dịch bệnh động vật thủy sản thì cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa có động vật mắc bệnh nhưng thuộc vùng có dịch, chủ cơ sở cần làm gì?
- Khi đã thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc theo yêu cầu thì có được công bố hết dịch bệnh động vật thủy sản không?
Khi công bố dịch bệnh động vật thủy sản có cần phải có điều kiện về chiều hướng lây lan nhanh trên diện rộng hay không?
Khi công bố dịch bệnh động vật thủy sản có cần phải có điều kiện về chiều hướng lây lanh nhanh trên diện rộng được quy định tại Điều 34 Luật Thú y 2015 như sau:
Công bố dịch bệnh động vật thủy sản
1. Nguyên tắc, nội dung công bố dịch bệnh động vật thủy sản được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 26 của Luật này.
2. Công bố dịch bệnh động vật thủy sản khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có ổ dịch bệnh động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch xảy ra và có chiều hướng lây lan nhanh trên diện rộng hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới;
b) Có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới của cơ quan có thẩm quyền chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật;
c) Có văn bản đề nghị công bố dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc công bố dịch bệnh động vật thủy sản khi có đủ điều kiện công bố dịch quy định, tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về công bố dịch bệnh động thủy sản thì cần phải có điều kiện về chiều hướng lây lan nhanh trên diện rộng.
Khi công bố dịch bệnh động vật thủy sản có cần phải có điều kiện về chiều hướng lây lan nhanh trên diện rộng hay không? (Hình từ internet)
Trong tổ chức chống dịch bệnh động vật thủy sản thì cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa có động vật mắc bệnh nhưng thuộc vùng có dịch, chủ cơ sở cần làm gì?
Trong tổ chức chống dịch bệnh động vật thủy sản thì cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa có động vật mắc bệnh nhưng thuộc vùng có dịch, chủ cơ sở cần làm được quy đinh tại Điều 35 Luật Thú y 2015 như sau:
Tổ chức chống dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng có dịch
...
6. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 27 của Luật này.
7. Nhân viên thú y cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y trong việc phòng, chống dịch bệnh động vật;
b) Xử lý ổ dịch bệnh động vật theo quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật này;
c) Hướng dẫn, tham gia thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc để phòng, chống dịch bệnh động vật lây lan;
d) Lấy mẫu bệnh phẩm theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện.
8. Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này.
9. Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa có động vật mắc bệnh nhưng thuộc vùng có dịch, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập; tăng cường quan trắc, cảnh báo môi trường, chăm sóc, nuôi dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho động vật thủy sản; giám sát dịch bệnh nhằm phát hiện sớm động vật thủy sản mắc bệnh.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về tổ chức chống dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng có dịch thì đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa có động vật mắc bệnh nhưng thuộc vùng có dịch thì chủ cơ sở cần phải áp dụng các biện pháp sau:
- Ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập;
- Tăng cường quan trắc, cảnh báo môi trường, chăm sóc, nuôi dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho động vật thủy sản;
- Giám sát dịch bệnh nhằm phát hiện sớm động vật thủy sản mắc bệnh.
Khi đã thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc theo yêu cầu thì có được công bố hết dịch bệnh động vật thủy sản không?
Khi đã thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng tiêu độc theo yêu cầu thì có được công bố hết dịch bệnh động vật thủy sản được quy định tại Điều 36 Luật Thú y 2015 như sau:
Công bố hết dịch bệnh động vật thủy sản
1. Điều kiện để công bố hết dịch bệnh động vật bao gồm:
a) Không phát sinh ổ dịch bệnh động vật mới kể từ khi ổ dịch bệnh động vật cuối cùng được xử lý theo quy định đối với từng bệnh;
b) Đã áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật trong vùng có dịch;
c) Đã thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y đối với vùng có dịch;
d) Có văn bản đề nghị công bố hết dịch bệnh động vật của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh và được Cục Thú y thẩm định, công nhận.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố hết dịch bệnh động vật khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì sau khi đã thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y đối với vùng có dịch thì mới chỉ là 1 trong các điều kiện để được công bố hết dịch bệnh động vật thủy sản.
Để được công bố hết dịch bệnh thủy sản phải bảo đảm việc thực hiện đầy đủ các biện pháp sau:
- Không phát sinh ổ dịch bệnh động vật mới kể từ khi ổ dịch bệnh động vật cuối cùng được xử lý theo quy định đối với từng bệnh;
- Đã áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật trong vùng có dịch;
- Đã thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y đối với vùng có dịch;
- Có văn bản đề nghị công bố hết dịch bệnh động vật của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh và được Cục Thú y thẩm định, công nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?