Cơ sở sản xuất thủy sản giống phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Cơ sở sản xuất thủy sản giống phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở
1. Cơ sở sản xuất thủy sản giống phải thực hiện quy định tại Điều 14 và các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 15 của Luật thú y và Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT với một số nội dung cụ thể như sau:
a) Nước dùng trong sản xuất thủy sản giống phải được xử lý bảo đảm không mang mầm bệnh và không ảnh hưởng đến sức khỏe thủy sản;
b) Áp dụng biện pháp phù hợp để bảo vệ, ngăn chặn các loài động vật xâm nhập vào khu vực sản xuất, nuôi; đảm bảo không rò rỉ nước từ nơi nuôi, giữ động vật thủy sản ra môi trường bên ngoài và ngược lại;
c) Thủy sản giống nhập vào cơ sở phải có nguồn gốc từ vùng, cơ sở được chứng nhận an toàn dịch bệnh hoặc có kết quả xét nghiệm âm t nh của Phòng thử nghiệm được chỉ định đối với bệnh mà cơ sở đang thực hiện giám sát; được kiểm dịch theo đúng quy định hiện hành;
d) Có nội quy, quy trình vệ sinh đối với từng công đoạn sản xuất, quản lý, sử dụng vật tư; quy trình xử lý khi dịch bệnh xảy ra tại cơ sở; thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc dụng cụ sản xuất trước và sau khi sử dụng, vệ sinh cá nhân đối với người tham gia sản xuất, mua bán, vận chuyển, tham quan và phương tiện vào cơ sở;
đ) Người trực tiếp tham gia sản xuất thủy sản giống phải có kiến thức về bệnh mà cơ sở đang thực hiện giám sát, đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh;
e) Có Phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc hợp đồng với Phòng thử nghiệm được chỉ định đủ năng lực xét nghiệm đối với bệnh mà cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh.
Như vậy, cơ sở sản xuất thủy sản giống phải thực hiện quy định tại Điều 14 và các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 15 của Luật thú y và Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT với một số nội dung cụ thể như sau:
- Nước dùng trong sản xuất thủy sản giống phải được xử lý bảo đảm không mang mầm bệnh và không ảnh hưởng đến sức khỏe thủy sản;
- Áp dụng biện pháp phù hợp để bảo vệ, ngăn chặn các loài động vật xâm nhập vào khu vực sản xuất, nuôi; đảm bảo không rò rỉ nước từ nơi nuôi, giữ động vật thủy sản ra môi trường bên ngoài và ngược lại;
- Thủy sản giống nhập vào cơ sở phải có nguồn gốc từ vùng, cơ sở được chứng nhận an toàn dịch bệnh hoặc có kết quả xét nghiệm âm t nh của Phòng thử nghiệm được chỉ định đối với bệnh mà cơ sở đang thực hiện giám sát; được kiểm dịch theo đúng quy định hiện hành;
- Có nội quy, quy trình vệ sinh đối với từng công đoạn sản xuất, quản lý, sử dụng vật tư; quy trình xử lý khi dịch bệnh xảy ra tại cơ sở; thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc dụng cụ sản xuất trước và sau khi sử dụng, vệ sinh cá nhân đối với người tham gia sản xuất, mua bán, vận chuyển, tham quan và phương tiện vào cơ sở;
- Người trực tiếp tham gia sản xuất thủy sản giống phải có kiến thức về bệnh mà cơ sở đang thực hiện giám sát, đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh;
- Có Phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc hợp đồng với Phòng thử nghiệm được chỉ định đủ năng lực xét nghiệm đối với bệnh mà cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh.
Dịch bệnh động vật (Hình từ Internet)
Phòng, chống dịch bệnh động vật bao gồm những nội dung gì?
Tại Điều 14 Luật Thú ý 2015 quy định cụ thể:
Nội dung phòng, chống dịch bệnh động vật
1. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh, chẩn đoán, chữa bệnh; quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi; giám sát, dự báo, cảnh báo dịch bệnh; điều tra dịch bệnh; phân tích nguy cơ; khống chế dịch bệnh động vật.
2. Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
3. Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; thực hiện chương trình, kế hoạch khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người.
4. Thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về dịch bệnh động vật, chính sách hỗ trợ trong phòng, chống dịch bệnh động vật.
5. Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật.
Do đó, phòng, chống dịch bệnh động vật bao gồm những nội dung nêu trên.
Tình trạng dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Yêu cầu về tình trạng dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở
1. Đối với cơ sở lần đầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận: Không có động vật thủy sản mắc bệnh đăng ký chứng nhận an toàn trong t nhất 06 (sáu) tháng trước thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký.
2. Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại các Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này hoặc cơ sở đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận: Không có động vật thủy sản mắc bệnh được chứng nhận an toàn tại thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký lại.
3. Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này: Không có động vật thủy sản mắc bệnh được chứng nhận an toàn trong ít nhất 06 (sáu) tháng kể từ khi nơi nuôi giữ động vật thủy sản mắc bệnh cuối cùng của cơ sở được tiêu hủy hoặc kể từ khi xử lý xong động vật thủy sản mang mầm bệnh.
Theo đó, tình trạng dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Đối với cơ sở lần đầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận: Không có động vật thủy sản mắc bệnh đăng ký chứng nhận an toàn trong t nhất 06 (sáu) tháng trước thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký.
- Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại các Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này hoặc cơ sở đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận: Không có động vật thủy sản mắc bệnh được chứng nhận an toàn tại thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký lại.
- Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này: Không có động vật thủy sản mắc bệnh được chứng nhận an toàn trong ít nhất 06 (sáu) tháng kể từ khi nơi nuôi giữ động vật thủy sản mắc bệnh cuối cùng của cơ sở được tiêu hủy hoặc kể từ khi xử lý xong động vật thủy sản mang mầm bệnh.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tỉnh Lâm Đồng sáp nhập với tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận có tên gọi dự kiến là gì? Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng với tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận 2025?
- Công chức viên chức không giữ chức danh lãnh đạo quản lý có được áp dụng chế độ chính sách tại Nghị định 178 không?
- Sửa đổi Nghị định 178: Giải quyết chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 29 nhưng nghỉ việc sau ngày 01/01 năm nay thì có được áp dụng theo Nghị định 178?
- Công văn 1312/BNV-CNCC 2025 về chỉ đạo mới về chăm lo người có công nhân Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam?
- Tăng tiền nghỉ hưu trước tuổi đối với người công tác còn 5 - 10 năm theo Nghị quyết 01 đúng không?