Tăng tiền nghỉ hưu trước tuổi đối với người công tác còn 5 - 10 năm theo Nghị quyết 01 đúng không?
Tăng tiền nghỉ hưu trước tuổi đối với người có thời gian công tác còn trên 5 năm đến đủ 10 năm theo Nghị quyết 01 đúng không?
Theo Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Trường hợp có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:
- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
- Được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP;
- Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
- Trường hợp đủ 15 năm công tác trở lên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi thì được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 15 năm đầu công tác; từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Theo Điều 2 Nghị quyết 01/2025/NQ-HĐND quy định chế độ hỗ trợ thêm đối với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi như sau:
Chế độ hỗ trợ thêm đối với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi có thời gian công tác còn trên 5 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu (theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ).
- Trợ cấp thêm 12 tháng tiền lương hiện hưởng;
- Trợ cấp thêm 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ;
- Trợ cấp thêm 06 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp thêm 1/2 tháng tiền lương hiện hưởng.
Tuy nhiên, theo khoản 6 Điều 19 Nghị định 178/2024/NĐ-CP thì " Căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ thêm đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý." đã bị bãi bỏ bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP
Do đó, chính trách hỗ trợ thêm tại Nghị quyết 01/2025/NQ-HĐND được áp dụng trước ngày 15/03/2025. Sau ngày 15/03/2025 thì chính sách hỗ trợ thêm không còn được áp dụng nữa.
Tăng tiền nghỉ hưu trước tuổi đối với người công tác còn 5 - 10 năm theo Nghị quyết 01 đúng không? (hình từ internet)
Nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178?
Theo Điều 3 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ nghỉ hưu trước tuổi như sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong quá trình thực hiện chính sách, chế độ.
- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm chậm nhất sau 05 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền có hiệu lực thi hành thì số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, tổ chức đơn vị trong hệ thống chính trị sau sắp xếp theo đúng quy định.
- Bảo đảm chi trả chính sách, chế độ kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật; sử dụng đúng, hiệu quả ngân sách nhà nước.
- Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tâm, khách quan trên cơ sở đánh giá phẩm chất, năng lực, kết quả thực hiện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; trên cơ sở đó thực hiện sắp xếp, tinh giản biên chế và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trong đánh giá, sàng lọc, lựa chọn đối tượng nghỉ việc gắn với việc cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý để cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
- Một đối tượng đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách, chế độ quy định tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một chính sách, chế độ cao nhất.
- Các bộ, ban, ngành ở trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị đi công tác ở cơ sở.
Các trường hợp nào chưa xem xét nghỉ việc?
Theo Điều 4 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định về các trường hợp chưa xem xét nghỉ việc như sau:
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP là nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện nghỉ việc.
- Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu mới nhất: thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu do ai quyết định theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024?
- 3 Mẫu đoạn văn nghị luận học đi đôi với hành ngắn nhất? Dẫn chứng Học đi đôi với hành? Học sinh lớp 9 có nhiệm vụ gì?
- Bản đồ các tỉnh sau sáp nhập theo Thông tư 28 từ 28/5/2025: bảng diện tích các tỉnh sau sáp nhập thể hiện điều gì trong bản đồ?
- Xe tăng T54B số hiệu 843? Xe tăng T54B mang số hiệu 843 đang ở đâu? Xe tăng 843 trưng bày ở đâu?
- Vụ Công chức Viên chức là đơn vị trực thuộc cơ quan nào? Vụ trưởng Vụ Công chức Viên chức có trách nhiệm gì?