Tỉnh Lâm Đồng sáp nhập với tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận có tên gọi dự kiến là gì? Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng với tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận 2025?
- Tỉnh Lâm Đồng sáp nhập với tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận có tên gọi dự kiến là gì? Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng với tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận 2025?
- Tiêu chuẩn các tỉnh thành hình thành mới sau sáp nhập tỉnh thành 2025?
- Nội dung hồ sơ đề án sáp nhập các tỉnh thành 2025 theo Nghị quyết 74/NQ-CP thế nào?
Tỉnh Lâm Đồng sáp nhập với tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận có tên gọi dự kiến là gì? Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng với tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận 2025?
Ngày 12/04/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII với 12 nội dung quan trọng; kèm theo nghị quyết là danh sách tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, cụ thể các tỉnh lỵ.
Theo đó, tại tiểu mục 14 Mục II Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 có nêu về sáp nhập tỉnh. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng sáp nhập với tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận năm 2025 chi tiết tên gọi như sau:
Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
...
14. Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận; lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
Như vậy, theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025, dự kiến hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận, lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng.
*Trên đây là "Tỉnh Lâm Đồng sáp nhập với tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận có tên gọi dự kiến là gì? Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng với tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận 2025?"
Tỉnh Lâm Đồng sáp nhập với tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận có tên gọi dự kiến là gì? Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng với tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận 2025? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn các tỉnh thành hình thành mới sau sáp nhập tỉnh thành 2025?
Tại Điều 5 dự thảo Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính đề xuất quy định tiêu chuẩn của đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp gồm có như sau:
- Đơn vị hành chính cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp phải đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của đơn vị hành chính tương ứng theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, trừ trường hợp sắp xếp tỉnh đã được định hướng thành thành phố trực thuộc trung ương thì tỉnh sau sắp xếp phải đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thành phố trực thuộc trung ương.
- Trường hợp việc sắp xếp ĐVHC đã phù hợp với định hướng của cấp có thẩm quyền và bảo đảm các quy định của Nghị quyết này thì không xem xét điều kiện và tiêu chuẩn khác theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
Nội dung hồ sơ đề án sáp nhập các tỉnh thành 2025 theo Nghị quyết 74/NQ-CP thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục 2 Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025, có nêu rõ nhiệm vụ và giải pháp thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh như sau:
Thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh
- Trên cơ sở phân công của Chính phủ, một địa phương được giao chủ trì (cơ quan chủ trì), phối hợp với tỉnh, thành phố cùng sáp nhập (cơ quan phối hợp) xây dựng đề án và lập hồ sơ đề án sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh như sau (trình tự, thủ tục thực hiện đồng thời với lập hồ sơ đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã):
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình trên địa bàn ĐVHC cấp tỉnh thực hiện sáp nhập; quyết định hình thức và trình tự, thủ tục, thời hạn lấy ý kiến phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, bảo đảm tiến độ trình Hồ sơ đề án sắp xếp ĐVHC theo yêu cầu tại Kết luận số 137-KL/TW và Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025.
+ Sau khi hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì) hoàn thiện hồ sơ đề án gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cùng sáp nhập (cơ quan phối hợp) để thông qua Hội đồng nhân dân các cấp xem xét, biểu quyết về chủ trương. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì) tổng hợp báo cáo chung trên cơ sở báo cáo kết quả của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cùng sáp nhập (cơ quan phối hợp).
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì) trình Chính phủ kèm theo hồ sơ đề án của địa phương gửi Bộ Nội vụ.
(Nội dung hồ sơ đề án theo quy định tại nghị quyết mới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025).
- Trình hồ sơ đề án
Sau khi nhận được hồ sơ đề án của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến, Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án của Chính phủ báo cáo Chính phủ xem xét, trình Quốc hội.
Theo nội dung nêu trên thì UBND cấp tỉnh (cơ quan chủ trì) trình Chính phủ kèm theo hồ sơ đề án sáp nhập các tỉnh thành của địa phương gửi Bộ Nội vụ.
Trong đó, nội dung hồ sơ đề án theo quy định tại Nghị quyết mới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Từ 1/7/2025, bỏ cán bộ không chuyên trách cấp xã sắp xếp tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố đúng không?
- Thông tư 91 quy định về Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính áp dụng với những đối tượng nào?
- Đơn vị bán lẻ điện có thuộc đối tượng tham gia thị trường điện cạnh tranh không? Đơn vị bán lẻ điện có quyền gì?
- Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được tổng hợp vào đâu? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định?
- Chính phủ báo cáo về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp tại kỳ họp thứ 9 đúng không?