Nội dung của chứng thư chữ ký số là gì? Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký số?
Nội dung của chứng thư chữ ký số là gì?
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 23/2025/NĐ-CP quy định về nội dung của chứng thư chữ ký số như sau:
Nội dung chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia bao gồm:
- Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia;
- Số hiệu chứng thư chữ ký số;
- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số;
- Khóa công khai của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia;
- Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia;
- Mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký số;
- Trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia;
- Thuật toán khóa không đối xứng.
Nội dung chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy tương ứng với từng loại dịch vụ bao gồm:
- Tên của tổ chức cấp chứng thư chữ ký số;
- Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy;
- Số hiệu chứng thư chữ ký số;
- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số;
- Khóa công khai của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy;
- Chữ ký số của tổ chức cấp chứng thư chữ ký số;
- Mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký số;
- Trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy;
- Thuật toán khóa không đối xứng.
Nội dung của chứng thư chữ ký số công cộng bao gồm
- Tên của tổ chức phát hành chứng thư chữ ký số;
- Tên của thuê bao;
- Số hiệu chứng thư chữ ký số;
- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số;
- Khóa công khai của thuê bao;
- Chữ ký số của tổ chức phát hành chứng thư chữ ký số;
- Mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký số;
- Trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
- Thuật toán khóa không đối xứng.
Nội dung của chứng thư chữ ký số là gì? (Hình từ Internet)
Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký số?
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 23/2025/NĐ-CP quy định về thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký số như sau:
(1) Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia là 25 năm.
(2) Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy:
- Chứng thư chữ ký số cho dịch vụ cấp dấu thời gian có hiệu lực tối đa là 05 năm;
- Chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu có hiệu lực tối đa là 05 năm;
- Chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có hiệu lực tối đa là 10 năm.
(3) Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số công cộng tối đa là 03 năm.
(4) Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử chuyên dùng trong trường hợp chữ ký điện tử chuyên dùng được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký điện tử chuyên dùng là 10 năm.
Nghĩa vụ của người ký trước khi thực hiện ký số là gì?
Căn cứ vào Điều 15 Nghị định 23/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Nghĩa vụ của người ký trước khi thực hiện ký số
1. Trước khi ký số, người ký phải thực hiện quy trình kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số như sau:
a) Kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số của mình trên hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức tạo lập cấp, phát hành chứng thư chữ ký số đó;
b) Kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số của tổ chức tạo lập, phát hành chứng thư chữ ký số cho mình trên hệ thống chứng thực dịch vụ tin cậy của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia;
c) Trường hợp kết quả kiểm tra tại các điểm a và điểm b khoản này đồng thời có hiệu lực, người ký thực hiện ký số. Trường hợp kết quả kiểm tra tại điểm a hoặc điểm b khoản này là không có hiệu lực, người ký số không thực hiện ký số.
2. Sử dụng phần mềm ký số đáp ứng yêu cầu tại Điều 17 của Nghị định này.
Theo đó, nghĩa vụ của người ký trước khi thực hiện ký số là:
(1) Kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số theo quy trình sau:
- Kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số của mình trên hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức tạo lập cấp, phát hành chứng thư chữ ký số đó;
- Kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số của tổ chức tạo lập, phát hành chứng thư chữ ký số cho mình trên hệ thống chứng thực dịch vụ tin cậy của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia;
(Trường hợp 2 kết quả kiểm tra trên đồng thời có hiệu lực thì người ký thực hiện ký số. Trường hợp 1 trong 2 kết quả kiểm tra trên không có hiệu lực, người ký số không thực hiện ký số)
(2) Sử dụng phần mềm ký số đáp ứng yêu cầu tại Điều 17 Nghị định 23/2025/NĐ-CP.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có siết tiêu chuẩn khí thải ô tô từ 2026 trên toàn quốc theo Dự thảo tiêu chuẩn khí thải xe ô tô không? 5 mức tiêu chuẩn khí thải?
- Ngày 13 tháng 5 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 13 tháng 5 năm 2025 có tốt không? Âm lịch hôm nay ngày 13 5 - Lịch Vạn niên 2025?
- Tăng cường chuyển đổi số trong công tác xây dựng và thực thi pháp luật được thể hiện như thế nào trong Nghị quyết 66?
- Tàu nghiên cứu khoa học là gì? Tàu nghiên cứu khoa học làm nhiệm vụ gì? Nội dung quản lý nhà nước về hàng hải ra sao?
- Mã quản lý thiết bị là gì? Việc cấp mã quản lý thiết bị được thực hiện như thế nào theo Nghị định 23?