Mã quản lý thiết bị là gì? Việc cấp mã quản lý thiết bị được thực hiện như thế nào theo Nghị định 23?
Mã quản lý thiết bị là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 23/2025/NĐ-CP có định nghĩa về mã quản lý thiết bị như sau:
Mã quản lý thiết bị
1. Mã quản lý thiết bị là một dãy số hoặc chữ hoặc ký hiệu được sử dụng để định danh thiết bị trong hệ thống thông tin dịch vụ tin cậy theo quy định tại khoản 2 Điều này phục vụ công tác quản lý nhà nước.
Mã quản lý bao gồm các trường thông tin: tên, cấu hình, số sê-ri của thiết bị; địa điểm đặt thiết bị và chức năng của thiết bị.
...
Theo đó, mã quản lý thiết bị được hiểu là một dãy số hoặc chữ hoặc ký hiệu được sử dụng để định danh thiết bị trong hệ thống thông tin dịch vụ tin cậy theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 23/2025/NĐ-CP phục vụ công tác quản lý nhà nước.
Bên cạnh đó, mã quản lý thiết bị bao gồm các trường thông tin:
- Tên, cấu hình, số sê-ri của thiết bị;
- Địa điểm đặt thiết bị;
- Chức năng của thiết bị.
Mã quản lý thiết bị là gì? Việc cấp mã quản lý thiết bị được thực hiện như thế nào theo Nghị định 23? (Hình từ Internet)
Việc cấp mã quản lý thiết bị được thực hiện như thế nào theo Nghị định 23?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 23/2025/NĐ-CP có định nghĩa về mã quản lý thiết bị như sau:
Mã quản lý thiết bị
...
2. Các thiết bị trong hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ tin cậy phải gắn mã bao gồm: máy chủ; thiết bị thuộc thành phần quản lý vòng đời chứng thư chữ ký số; thiết bị lưu khóa bí mật; thiết bị lưu trữ; thiết bị mạng và bảo mật.
3. Cấp mã quản lý
a) Phương thức thực hiện được hướng dẫn và đăng ký tự động qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến (Cổng Dịch vụ công quốc gia, https://dichvucong.gov.vn hoặc Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông, https://dichvucong.mic.gov.vn hoặc cổng dịch vụ công của Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, https://neac.gov.vn);
b) Thời điểm đăng ký và gắn mã quản lý trước khi hệ thống bắt đầu cung cấp dịch vụ tin cậy và ngay khi thay đổi bất kỳ thiết bị gắn mã;
c) Thời hạn cấp mã quản lý: trong vòng 08 giờ làm việc kể từ khi nhận được thông báo tự động hoàn tất đăng ký.
4. Tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy có trách nhiệm đăng ký và gắn mã được cấp tự động vào thiết bị theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Như vậy, việc cấp mã quản lý thiết bị được thực hiện như sau:
- Phương thức thực hiện được hướng dẫn và đăng ký tự động qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến (Cổng Dịch vụ công quốc gia, https://dichvucong.gov.vn hoặc Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông, https://dichvucong.mic.gov.vn hoặc cổng dịch vụ công của Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, https://neac.gov.vn);
- Thời điểm đăng ký và gắn mã quản lý trước khi hệ thống bắt đầu cung cấp dịch vụ tin cậy và ngay khi thay đổi bất kỳ thiết bị gắn mã;
- Thời hạn cấp mã quản lý: trong vòng 08 giờ làm việc kể từ khi nhận được thông báo tự động hoàn tất đăng ký.
Tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy có trách nhiệm như thế nào theo Nghị định 23?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 23/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy có nội dung bao gồm:
(1) Thực hiện trách nhiệm theo quy định pháp luật về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân, cụ thể:
- Công bố công khai quy trình đăng ký sử dụng dịch vụ, biểu mẫu và chi phí liên quan.
- Bảo đảm kênh tiếp nhận thông tin và cung cấp dịch vụ liên tục 24 giờ trong ngày và 07 ngày trong tuần.
- Thực hiện chế độ lưu trữ hồ sơ, tài liệu và kết nối, cung cấp thông tin, số liệu báo cáo bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm trang thiết bị trong hệ thống thông tin được cấp mã quản lý, sẵn sàng kết nối kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về dịch vụ tin cậy.
- Thực hiện biện pháp nghiệp vụ, tạm dừng, chấm dứt cung cấp dịch vụ hoặc biện pháp nghiệp vụ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin phục vụ cung cấp dịch vụ tin cậy đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin mạng tối thiểu cấp độ 3 theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng.
- Định kỳ hằng năm, báo cáo về hoạt động cung cấp dịch vụ tin cậy theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Nộp phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
(2) Thực hiện kiểm toán kỹ thuật định kỳ 02 năm.
(3) Trường hợp bị tạm đình chỉ, tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy có trách nhiệm duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu liên quan đến chứng thư chữ ký số công cộng đã phát hành cho đến khi được phục hồi chứng thư chữ ký số.
(4) Trường hợp bị tạm đình chỉ, tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy có trách nhiệm duy trì cơ sở dữ liệu thông tin liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ cho đến khi được phục hồi chứng thư chữ ký số.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy mời họp phụ huynh cuối năm học 2024 2025 đẹp, chuẩn? Thông báo mời họp phụ huynh cuối năm học 2024 2025?
- DIFF Đà Nẵng là gì? Bắn pháo hoa Đà Nẵng DIFF 2025 tổ chức ở đâu? Ý nghĩa của lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng?
- Mẫu đơn đề nghị miễn giảm thuế mới nhất 2025? Tải về mẫu đơn đề nghị miễn giảm thuế ở đâu?
- Môn Ngữ Văn: Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn lớp 9? Mục tiêu chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở?
- Thời gian và địa điểm công bố kết quả và trao giải Hội thi Hoa lan tại Festival Hoa Lan TPHCM lần 3?