Tăng cường chuyển đổi số trong công tác xây dựng và thực thi pháp luật được thể hiện như thế nào trong Nghị quyết 66?
- Tăng cường chuyển đổi số trong công tác xây dựng và thực thi pháp luật được thể hiện như thế nào trong Nghị quyết 66?
- Mục tiêu về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới được Bộ Chính trị đặt ra như thế nào?
- Nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc tế, pháp luật quốc tế theo Nghị quyết 66 được thực hiện như thế nào?
Tăng cường chuyển đổi số trong công tác xây dựng và thực thi pháp luật được thể hiện như thế nào trong Nghị quyết 66?
Theo mục 6 Phần III Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025 Bộ Chính trị yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Trong đó, có nhiệm vụ, giải pháp về tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Nội dung thực hiện cụ thể như sau:
- Ưu tiên nguồn lực xây dựng, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu lớn, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công tác xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm “đúng, đủ, sạch, sống”, liên thông, dễ khai thác, dễ sử dụng, an toàn thông tin và bí mật nhà nước.
Bố trí kịp thời, đủ kinh phí để xây dựng, triển khai ngay Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về pháp luật và Đề án ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng, kiểm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
- Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số đồng bộ trong phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, đăng ký biện pháp bảo đảm; lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật vào phong trào “học tập số”. Có chính sách thúc đẩy doanh nghiệp công nghệ số phát triển, cung cấp các dịch vụ, tiện ích số trong lĩnh vực pháp luật.
- Áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đối với hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác xây dựng và thực thi pháp luật (Hình từ internet)
Mục tiêu về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới được Bộ Chính trị đặt ra như thế nào?
Theo Phần II Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025 Bộ Chính trị đã nêu rõ mục tiêu về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới như sau:
[1] Đến năm 2030
(i) Việt Nam có hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, khả thi với cơ chế tổ chức thực hiện nghiêm minh, nhất quán, bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan sau sắp xếp tổ chức bộ máy, tháo gỡ vướng mắc phát sinh từ thực tiễn, mở đường cho kiến tạo phát triển, huy động mọi người dân và doanh nghiệp tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội để đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
(ii) Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những "điểm nghẽn" do quy định pháp luật. Năm 2027, hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản pháp luật bảo đảm cơ sở pháp lý đồng bộ cho hoạt động của bộ máy nhà nước theo mô hình chính quyền 3 cấp. Năm 2028, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh, góp phần đưa môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN.
[2] Tầm nhìn đến năm 2045
Việt Nam có hệ thống pháp luật chất lượng cao, hiện đại, tiệm cận chuẩn mực, thông lệ quốc tế tiên tiến và phù hợp với thực tiễn đất nước, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội; quản trị quốc gia hiện đại với bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045.
Nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc tế, pháp luật quốc tế theo Nghị quyết 66 được thực hiện như thế nào?
Theo mục 4 Phần III Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025 quy định nhiệm vụ nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc tế, pháp luật quốc tế gồm các nội dung sau:
(i) Hoàn thiện cơ chế, nâng cao năng lực của các cơ quan, tổ chức Việt Nam để bảo đảm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý quốc tế, định hình trật tự pháp lý quốc tế; tham gia tích cực vào việc xây dựng thể chế và pháp luật quốc tế: tận dụng hiệu quả, linh hoạt các lợi thế từ cam kết của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Xử lý tốt các vấn đề pháp lý quốc tế phát sinh, nhất là tranh chấp đầu tư, thương mại quốc tế nhằm kịp thời bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước Việt Nam.
(ii) Thực hiện cơ chế đặc biệt thu hút, xét tuyển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao, có kinh nghiệm thực tiễn về pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế về pháp luật, giải quyết tranh chấp quốc tế; xây dựng chiến lược tăng cường sự hiện diện của các chuyên gia Việt Nam trong các tổ chức pháp lý quốc tế và cơ quan tài phán quốc tế.
(iii) Mở rộng hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp; xây dựng, phát triển mạng lưới chuyên gia pháp lý nước ngoài, bao gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài để hỗ trợ nghiên cứu, tư vấn các vấn đề mới trong phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại với những nội dung nào theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân?
- 10 trường THPT điểm chuẩn vào 10 cao nhất tại TPHCM năm 2025? 10 trường THPT điểm chuẩn vào 10 cao nhất TPHCM là trường nào?
- Mẫu giấy mời họp phụ huynh cuối năm học 2024 2025 đẹp, chuẩn? Thông báo mời họp phụ huynh cuối năm học 2024 2025?
- DIFF Đà Nẵng là gì? Bắn pháo hoa Đà Nẵng DIFF 2025 tổ chức ở đâu? Ý nghĩa của lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng?
- Mẫu đơn đề nghị miễn giảm thuế mới nhất 2025? Tải về mẫu đơn đề nghị miễn giảm thuế ở đâu?