Những câu nói hay về mẹ ngắn? Câu nói hay về mẹ? Ngày của mẹ lao động nữ có được nghỉ làm hay không?
Câu nói hay về mẹ? Những câu nói hay về mẹ ngắn?
Tham khảo Câu nói hay về mẹ - Những câu nói hay về mẹ ngắn
1. Trong vũ trụ có lắm kỳ quan nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ - Lucien Bersot 2. Vì Chúa trời không thể ở khắp mọi nơi, nên Ngài sinh ra người mẹ - Ngạn ngữ Do Thái. 3. Trên môi và trong trái tim em bé, Mẹ chính là tên của thượng đế - Thackeray. 4. Trái tim người mẹ là trường học của đứa con - Wilhelm Bacher. 5. Nơi ẩn náu yên ổn nhất là lòng mẹ - Florian. 6. Tương lai của con là công trình của mẹ - Napoleon I. 7. Trên đời này, hầu hết những gì là đẹp đều hiện ra như hai, như ba, như hàng tá hay hàng trăm thứ. Nhiều như thể những bông hồng, những buổi hoàng hôn, những chiếc cầu vồng...; nhưng trên cả thế giới, ta luôn luôn chỉ có một bà mẹ! - Kate Douglas Wiggin. 8. Mẹ là người có thể thay thế bất kỳ ai khác nhưng không ai có thể thay thế được mẹ - Gaspard Mermillod. 9. Khi bạn nhìn vào mắt của một người mẹ, bạn sẽ biết được tình yêu tinh khiết nhất mà mình có thể tìm thấy trên trái đất - Mitch Albom. 10. Không ai nghèo khi có mẹ - Abraham Lincoln. 11. Trái tim của người mẹ là vực sâu muôn trượng mà ở dưới đáy, bạn sẽ luôn tìm thấy sự thứ tha - Balzac. |
Lưu ý: Quyền và nghĩa vụ của con
Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
(1) Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
(2) Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
(3) Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
(4) Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình.
Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
(5) Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.
Những câu nói hay về mẹ ngắn? Câu nói hay về mẹ? Ngày của mẹ lao động nữ có được nghỉ làm hay không? (Hình từ Internet)
Ngày của mẹ lao động nữ có được nghỉ làm hay không?
Căn cứ tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019, Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì Ngày của mẹ không thuộc những ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Do đó, vào Ngày của mẹ lao động nữ vẫn đi làm bình thường. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp Ngày của mẹ rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.
Nếu lao động nữ có nhu cầu nghỉ làm vào Ngày của mẹ, lao động nữ có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.
Lưu ý: Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Ngày của mẹ có phải ngày lễ lớn?
Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Ngày của mẹ không phải là ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc kỳ họp Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội phải không?
- Quan hệ tình dục với người 15 tuổi tự nguyện có phạm tội không? Nguyên tắc xử lý người phạm tội xâm hại tình dục?
- Căn cứ thành lập Hội đồng thi hành án tử hình là gì? Hội đồng thi hành án tử hình giải thể khi nào?
- Hồ sơ, trình tự đề nghị cấp đổi giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân từ 15/6/2025 như thế nào?
- Trung tâm Kiểm định sản phẩm và thiết bị viễn thám có tư cách pháp nhân không? 12 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?