Ngày 11 tháng 5 là ngày gì của Mẹ? Ý nghĩa ngày của Mẹ 11 5? Ngày của Mẹ là ngày nào ở Việt Nam? 11 5 là ngày gì của Mẹ?
Ngày 11 tháng 5 là ngày gì của Mẹ? Ý nghĩa ngày của Mẹ 11 5? Ngày của Mẹ là ngày nào ở Việt Nam? 11 5 là ngày gì của Mẹ?
Ngày 11 tháng 5 là ngày gì của Mẹ?
Trên thế giới Ngày của Mẹ có nhiều “phiên bản” khác nhau, được tổ chức vào thời gian khác nhau. Vì không có ngày kỷ niệm cố định nên nhiều người không biết Ngày của Mẹ là ngày nào trong năm.
Hiện nay, Ngày của Mẹ phổ biến nhất được kỷ niệm vào ngày Chủ nhật thứ hai của tháng 5. Do đó, năm 2025 ngày của Mẹ năm nay sẽ là ngày 11/5/2025.
Về nguồn gốc ra đời Ngày của Mẹ thì có rất nhiều giả thiết. Một số tài liệu cho rằng ngày lễ này có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại, thời mà con người tôn thờ các vị thần, đặc biệt là Rhea - nữ thần của sự sinh sản, được coi như mẹ của các vị thần trên đỉnh Olympus.
Nguồn gốc Ngày của Mẹ
Lại có giả thiết khác cho rằng Ngày của Mẹ xuất hiện đầu tiên ở Anh vào khoảng năm 1600. Ngày này được tổ chức hàng năm, trước lễ Phục sinh 40 ngày. Trong Mother's Day, các em nhỏ thời ấy có tục tặng hoa hoặc bánh trái cây cho người mẹ thân yêu của mình. Tuy nhiên, sau vài trăm năm, phong tục này dần mai một và bị quên lãng ở thế kỷ thứ XIX.
Ngày của Mẹ phiên bản hiện đại ra đời tại Mỹ đầu thế kỷ XX theo sáng kiến của cô gái có tên Anna Jarvis (bang Philadelphia). Sau khi mẹ mất, Anna luôn day dứt bởi còn nhiều điều chưa làm được cho mẹ, và bởi thái độ thờ ơ của người dân Mỹ đối với người mẹ nên cô đã quyết tâm vận động để tổ chức Ngày của Mẹ trên toàn quốc.
Chính lòng kiên trì, bền bỉ của cô gái, nên vào năm 1911, Ngày của Mẹ đã được tổ chức ở hầu hết các tiểu bang của Mỹ. Vào năm 1914, Tổng thống Mỹ ký văn bản ấn định ngày Chủ nhật thứ hai của tháng 5 hằng năm là Ngày của Mẹ.
Ý nghĩa Ngày của Mẹ
Ngày của Mẹ hiện nay được tổ chức ở khắp mọi nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vào ngày này, những người con nhớ đến, hướng đến, dành sự tri ân và tình yêu thương cho người mẹ của mình.
Việt Nam là đất nước có truyền thống coi trọng đạo Hiếu nên trước khi Mother's Day của phương Tây du nhập vào thì người Việt tôn vinh mẹ trong ngày Vu lan - rằm tháng 7, Ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20.10
Hy vọng qua những chia sẻ trên đây của chúng tôi, bạn đã biết được Ngày của Mẹ là ngày nào 2025 cũng như hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày kỷ niệm đặc biệt này.
Thông tin "Ngày 11 tháng 5 là ngày gì của Mẹ? Ý nghĩa ngày của Mẹ 11 5? Ngày của Mẹ là ngày nào ở Việt Nam? 11 5 là ngày gì của Mẹ?" mang tính chất tham khảo.
Ngày 11 tháng 5 là ngày gì của Mẹ? Ý nghĩa ngày của Mẹ 11 5? Ngày của Mẹ là ngày nào ở Việt Nam? 11 5 là ngày gì của Mẹ? (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của con theo quy định của pháp luật như thế nào?
Căn cứ theo Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định Quyền và nghĩa vụ của con như sau:
- Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
- Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
- Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
- Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.
Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái ra sao?
Căn cứ tại Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái như sau:
- Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Đồng thời căn cứ tại Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cha mẹ có quyền và nghĩa vụ giáo dục con như sau:
- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.
Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.
- Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.
- Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Vụ Quản lý quy hoạch là đơn vị thuộc cơ quan nào của Chính phủ? 14 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?
- Mẫu biên bản vụ việc phổ biến? Tòa án có được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì chưa có luật áp dụng không?
- Cục Bảo trợ xã hội thuộc Bộ Y tế có chức năng gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bảo trợ xã hội về hỗ trợ nạn nhân bị mua bán?
- Tờ trình đề nghị bổ sung hạng mục công trình là mẫu nào? Tải Mẫu Tờ trình đề nghị bổ sung hạng mục công trình?
- IELTS bao nhiêu thì được miễn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh theo Thông tư 24? Trường hợp được miễn thi tất cả các môn?