Người lái xe ô tô có được cho trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét ngồi cùng hàng ghế với người lái xe không?

Người lái xe ô tô có được cho trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét ngồi cùng hàng ghế với người lái xe không? Người lái xe ô tô có trách nhiệm phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự như thế nào?

Người lái xe ô tô có được cho trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét ngồi cùng hàng ghế với người lái xe không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định về người lái xe ô tô như sau:

Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông đường bộ khác.
2. Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
3. Khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em.

Như vậy, đối với trường hợp chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét thì người lái xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế.

Ngoài ra, người lái xe ô tô phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em.

Lưu ý: Quy định tại Khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026

Người lái xe ô tô có được cho trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét ngồi cùng hàng ghế với người lái xe không?

Người lái xe ô tô có được cho trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét ngồi cùng hàng ghế với người lái xe không? (Hình từ Internet)

Người lái xe ô tô có trách nhiệm phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định như sau:

Chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Báo hiệu đường bộ bao gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; đèn tín hiệu giao thông; biển báo hiệu đường bộ; vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H; thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
2. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:
a) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
b) Tín hiệu đèn giao thông;
c) Biển báo hiệu đường bộ;
d) Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường;
đ) Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang,
cột Km, cọc H;
e) Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
3. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông được quy định như sau:
a) Tay bên phải giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở tất cả các hướng phải dừng lại;
b) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông đường bộ ở phía bên phải và bên trái người điều khiển giao thông được đi;
c) Tay bên phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông đường bộ ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông đường bộ ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
...

Như vậy, người lái xe ô tô khi tham gia giao thông đường bộ có trách nhiệm phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:

(1) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

(2) Tín hiệu đèn giao thông;

(3) Biển báo hiệu đường bộ;

4) Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường;

(5) Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H;

(6) Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.

Xe ô tô thuộc trường hợp nào sẽ không áp dụng niên hạn sử dụng?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 40 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định như sau:

Niên hạn sử dụng của xe cơ giới
1. Niên hạn sử dụng của xe cơ giới được tính bắt đầu từ năm sản xuất xe đến hết ngày 31 tháng 12 của năm hết niên hạn sử dụng.
2. Niên hạn sử dụng của xe cải tạo được quy định như sau:
a) Xe có niên hạn sử dụng cải tạo thành xe không có niên hạn sử dụng thì áp dụng quy định về niên hạn của xe trước khi cải tạo;
b) Xe không có niên hạn sử dụng cải tạo thành xe có niên hạn sử dụng thì áp dụng quy định về niên hạn của xe sau khi cải tạo;
c) Xe ô tô chở người có số người cho phép chở từ 09 người trở lên (không kể người lái xe), xe ô tô chở người chuyên dùng cải tạo thành xe ô tô chở hàng (kể cả xe ô tô chở hàng chuyên dùng); xe chở người bốn bánh có gắn động cơ cải tạo thành xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ thì được áp dụng quy định về niên hạn của xe sau cải tạo.
3. Các trường hợp xe cơ giới không áp dụng niên hạn sử dụng bao gồm:
a) Xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô chở người có số người cho phép chở đến 08 người (không kể người lái xe), xe ô tô chuyên dùng, rơ moóc, sơ mi rơ moóc;
b) Xe cơ giới của quân đội, công an phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, theo quy định trên đây thì xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô chở người có số người cho phép chở đến 08 người (không kể người lái xe), xe ô tô chuyên dùng, rơ moóc, sơ mi rơ moóc sẽ không áp dụng niên hạn sử dụng.

Do đó, đối với xe ô tô chở người có số người cho phép chở đến 08 người (không kể người lái xe), xe ô tô chuyên dùng, rơ moóc, sơ mi rơ moóc sẽ không áp dụng niên hạn sử dụng.

An toàn giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đường bộ được thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông trong giai đoạn nào? Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thẩm định an toàn giao thông?
Pháp luật
Luật Giao thông 2025 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn mới nhất? Luật Giao Thông 2025 gồm các luật nào?
Pháp luật
Mức chi cho hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông đối với kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 176?
Pháp luật
Mức bồi dưỡng đối với cán bộ chiến sĩ trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông ban đêm là bao nhiêu?
Pháp luật
07 biện pháp phát hiện VPPL về trật tự, an toàn giao thông đường bộ? Quyền hạn của CSGT khi thực hiện tuần tra, kiểm soát?
Pháp luật
03 Hoạt động tuần tra kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông là hoạt động nào? Nguyên tắc tuần tra, kiểm soát là gì?
Pháp luật
02 Lực lượng thực hiện tuần tra kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là lực lượng nào?
Pháp luật
Giao thông là gì? Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai trong lĩnh vực giao thông đường bộ?
Pháp luật
Người lái xe ô tô có được cho trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét ngồi cùng hàng ghế với người lái xe không?
Pháp luật
Bài tuyên truyền về an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên Đán 2025? Bài tuyên truyền về an toàn giao thông trong trường học?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn giao thông
69 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào