Mức bồi dưỡng đối với cán bộ chiến sĩ trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông ban đêm là bao nhiêu?
- Mức bồi dưỡng đối với cán bộ chiến sĩ trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông ban đêm là bao nhiêu?
- Cơ quan nào có thẩm quyền bồi dưỡng đối với cán bộ chiến sĩ trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông ban đêm?
- Hoạt động kiểm soát về trật tự an toàn giao thông đường bộ được pháp luật quy định như thế nào?
Mức bồi dưỡng đối với cán bộ chiến sĩ trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông ban đêm là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 176/2024/NĐ-CP có quy định về mức bồi dưỡng đối với cán bộ chiến sĩ như sau:
Mức chi
Mức chi cho nội dung chi quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định này như sau:
1. Mức chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm không quá 200.000 đồng/người/ca (01 ca từ đủ 04 giờ trở lên, thời gian làm đêm từ 22h00 đêm hôm trước đến 6h00 sáng hôm sau), ½ ca (02 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.
2. Mức chi bồi dưỡng làm thêm giờ cho cán bộ, công chức, viên chức và các lực lượng khác tại địa phương trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban ngày không quá 100.000 đồng/người/ca, tối đa 10 ca/tháng; đối với ca đêm không quá 200.000 đồng/người/ca (01 ca từ đủ 04 giờ trở lên, thời gian làm đêm từ 22h00 đêm hôm trước đến 6h00 sáng hôm sau), ½ ca (02 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.
3. Mức chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông của 01 vụ, việc không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tối đa 5.000.000 đồng/01 vụ, việc.
4. Mức chi cho các nội dung chi khác thực hiện theo quy định pháp luật.
Như vậy, mức bồi dưỡng đối với cán bộ chiến sĩ trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông ban đêm sẽ không quá 200.000 đồng/người/ca (01 ca từ đủ 04 giờ trở lên, thời gian làm đêm từ 22h00 đêm hôm trước đến 6h00 sáng hôm sau), ½ ca (02 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.
Mức bồi dưỡng đối với cán bộ chiến sĩ trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông ban đêm là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền bồi dưỡng đối với cán bộ chiến sĩ trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông ban đêm?
Căn cứ theo khoản 14 Điều 5 Nghị định 176/2024/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền bồi dưỡng đối với cán bộ chiến sĩ như sau:
Nội dung chi của Bộ Công an
...
14. Bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm.
15. Nhập dữ liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
16. Hợp tác quốc tế về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
17. Các nội dung chi khác thuộc lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội theo quy định.
18. Thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Cùng với đó, căn cứ theo khoản 13 Điều 6 Nghị định 176/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Nội dung chi của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan khác tại địa phương
...
12. Xây dựng, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, đề án về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
13. Bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các lực lượng khác tại địa phương trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ.
14. Nhập dữ liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
15. Giải quyết ùn tắc giao thông, khắc phục hậu quả tai nạn giao thông, cứu hộ, cứu nạn và thực hiện nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền bồi dưỡng đối với cán bộ chiến sĩ trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông ban đêm được quy định bao gồm:
(1) Bộ Công an sẽ có thẩm quyền: Bồi dưỡng đối với cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông ban đêm.
(2) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan khác tại địa phương sẽ có thẩm quyền: Bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các lực lượng khác tại địa phương trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ.
Hoạt động kiểm soát về trật tự an toàn giao thông đường bộ được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 65 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định như sau:
Hoạt động tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Hoạt động tuần tra, kiểm soát bao gồm:
a) Bố trí lực lượng, phương tiện thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát;
b) Kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
c) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác.
2. Hình thức tuần tra, kiểm soát bao gồm:
a) Tổ chức lực lượng trực tiếp tuần tra, kiểm soát trên tuyến giao thông đường bộ;
b) Kiểm soát thông qua hệ thống, phương tiện, thiết bị, dữ liệu quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 67 của Luật này.
3. Lực lượng thực hiện tuần tra, kiểm soát bao gồm:
a) Lực lượng Cảnh sát giao thông;
b) Lực lượng, đơn vị khác trong Công an nhân dân được huy động tham gia phối hợp với Cảnh sát giao thông thực hiện tuần tra, kiểm soát trong trường hợp cần thiết trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng được huy động theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền và phù hợp với thực tế nhiệm vụ.
...
Như vậy, hoạt động tuần tra kiểm soát giao thông về trật tự an toàn giao thông đường bộ được pháp luật quy định như sau:
- Bố trí lực lượng, phương tiện thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát;
- Kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Muốn sang tên sổ đỏ nhưng diện tích trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ít hơn diện ích thực tế thì phải làm thủ tục gì?
- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc là một trong các nguyên tắc phát triển du lịch đúng không?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm kế toán trưởng công ty? Kế toán trưởng có những trách nhiệm gì?
- 04 Trường hợp được đổi biển số xe theo quy định mới? Thủ tục cấp đổi biển số xe như thế nào? Hồ sơ gồm những gì?
- Mục đích của các hoạt động xúc tiến du lịch là gì? Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện công việc gì trong hoạt động xúc tiến du lịch?