Cục Việc làm thuộc bộ nào? Cơ cấu tổ chức của Cục Việc làm được quy định như thế nào theo Quyết định 120?
Cục Việc làm thuộc bộ nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 120/QĐ-BNV năm 2025 quy định về vị trí và chức năng của Cục Việc làm như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Việc làm là đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chính sách việc làm; chính sách phát triển thị trường lao động; tuyển dụng và quản lý lao động; hệ thống thông tin thị trường lao động; dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp; an toàn, vệ sinh lao động; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo lĩnh vực được phân công; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực việc làm và an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Cục Việc làm là đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
+ Chính sách việc làm;
+ Chính sách phát triển thị trường lao động;
+ Tuyển dụng và quản lý lao động;
+ Hệ thống thông tin thị trường lao động; dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp; an toàn, vệ sinh lao động; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo lĩnh vực được phân công;
+ Quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực việc làm và an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
Cục Việc làm thuộc bộ nào? Cơ cấu tổ chức của Cục Việc làm được quy định như thế nào theo Quyết định 120? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Cục Việc làm trong tham mưu giúp Bộ trưởng xây dựng chính sách về an toàn vệ sinh lao động đặc thù, bảo hộ lao động?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quyết định 120/QĐ-BNV năm 2025 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Việc làm trong tham mưu giúp Bộ trưởng xây dựng chính sách về an toàn vệ sinh lao động đặc thù, bảo hộ lao động như sau:
Về an toàn, vệ sinh lao động đặc thù:
- Hồ sơ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù; việc tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật; việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định của pháp luật;
- Giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động và chất lượng sản phẩm, hàng hoá đặc thù an toàn lao động.
Về bảo hộ lao động:
- Quy định chế độ, chính sách phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động; chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động; bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại;
- Ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; danh mục công việc nhẹ cho người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm; danh mục nghề, công việc cho người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm; danh mục công việc, nơi làm việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên; danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng tới chức năng sinh sản và nuôi con;
- Quy định an toàn, vệ sinh lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với lao động là người giúp việc gia đình; chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ.
Cơ cấu tổ chức của Cục Việc làm được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 120/QĐ-BNV năm 2025 thì cơ cấu tổ chức của Cục Việc làm gồm có:
- Phòng Chính sách việc làm.
- Phòng Thị trường lao động.
- Phòng Bảo hiểm thất nghiệp.
- Phòng Điều kiện lao động.
- Phòng Quy chuẩn và Kiểm định kỹ thuật.
- Phòng Huấn luyện và Thông tin an toàn, vệ sinh lao động.
- Phòng Kiểm tra và Kiểm soát rủi ro.
- Văn phòng.
- Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm.
- Trung tâm Quốc gia về An toàn - Vệ sinh lao động.
- Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật an toàn Khu vực I.
- Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật an toàn Khu vực II.
- Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật an toàn Khu vực III.
Lưu ý: Cục Việc làm, các đơn vị thuộc Cục có người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và công chức, viên chức, người lao động theo quy định. Cục trưởng là người đứng đầu Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục.





Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Có phải đổi sang sổ đỏ mẫu mới khi sáp nhập tỉnh thành không? Điều kiện thực hiện sáp nhập tỉnh thành là gì?
- Tổng biên chế chính quyền địa phương cấp xã bình quân khoảng 32 biên chế/1 cấp xã sau sáp nhập (dự kiến)?
- Hà Nam Ninh Bình Nam Định sáp nhập: Tổng diện tích sau sáp nhập là bao nhiêu? Hà Nam Ninh Bình Nam Định thuộc vùng kinh tế xã hội nào?
- Không đổi CCCD hết hạn sang thẻ căn cước bị phạt nhiều nhất bao nhiêu tiền? Đổi căn cước công dân hết hạn ở đâu?
- Bài tuyên truyền Ngày hội đọc sách? Mẫu bài tuyên truyền ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 21 4? Ngày hội đọc sách có phải là lễ lớn?