Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày gì? Giỗ Tổ Hùng Vương người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày theo quy định?
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày gì?
Giỗ tổ Hùng Vương hay còn được biết đến là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ.
Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 110/2018/NĐ-CP định nghĩa về lễ hội truyền thống (bao gồm cả lễ hội tại các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội dân gian) là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ truyền thống, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.
Đồng thời, hằng năm, Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng thường được tổ chức tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (TP. Việt Trì); các xã, phường vùng ven Đền Hùng; các di tích thờ Hùng Vương và danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Như vậy, có thể thấy rằng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là một ngày lễ truyền thống lớn trên toàn nước, diễn ra vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm.
Thông qua dịp lễ này nhằm tưởng nhớ những công lao lập nước của các vị vua Hùng.
Thêm vào đó, bên cạnh đề cao tinh thần dân tộc, ngày Giỗ tổ Hùng Vương còn nhắc nhở mỗi chúng ta phải không ngừng học tập, nâng cao tri thức và rèn luyện đạo đức để giúp xây dựng nước nhà; đồng thời, tiếp nối những giá trị, thành tựu của những người đi trước.
Theo Âm lịch năm 2024 thì ngày 10 tháng 03 Âm lịch rơi vào thứ 5 ngày 18/4/2024 Dương lịch.
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày gì? (Hình từ Internet)
Giỗ Tổ Hùng Vương người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày theo quy định?
Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc nghỉ lễ, tết:
Theo đó, bên cạnh những ngày lễ, Tết hằng năm như:
- Tết Dương lịch;
- Tết Âm lịch hay còn gọi là Tết Nguyên đán;
- Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh;
Thì người lao động còn được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương - ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm.
Với số ngày nghỉ là 01 ngày.
Tuy nhiên, hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 thì đối với trường hợp người lao động có ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Do đó, trong năm 2024 nếu người lao động có ngày nghỉ hằng tuần rơi vào ngày thứ 5 ngày 18/4/2024 Dương lịch (tức là ngày được nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương) thì sẽ được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Ngoài ra, đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 thì một trong những quyền lợi cơ bản của người lao động đó chính là việc hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể.
Hay nói cách khác, người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ đảm bảo cho người lao động được nghỉ vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đúng theo quy định.
Người lao động làm thêm giờ vào ban ngày trong dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương thì được hưởng lương như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Đồng thời, như đã phân tích ở trên thì ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là một trong những ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Theo đó, người lao động làm thêm trong dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vào ban ngày được trả ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ đối với người lao động hưởng lương ngày.
Lưu ý: trong trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 98 Bộ luật lao động 2019, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?