Giá vé tham quan Đền Hùng 2025? Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng năm 2025? Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025?

Giá vé tham quan Đền Hùng 2025? Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng năm 2025? Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025?

Giá vé tham quan Đền Hùng 2025?

Thông tin tham khảo về giá vé tham quan Đền Hùng 2025, kinh nghiệm du lịch Đền Hùng năm 2025 dưới đây:

Nhiều du khách lần đầu du lịch Đền Hùng có lẽ không khỏi thắc mắc chi phí đi lại, vé tham quan tại Đền Hùng là bao nhiêu. Thực ra đi du lịch Đền Hùng ngoài chi phí bạn di chuyển để đến đây, bạn sẽ phải thanh toán một số loại vé tham quan và đi xe điện trong khu di tích Đền Hùng bao gồm:

(1) Đền Hùng

Giá vé tham quan Đền Hùng 2025

Nơi đây là nơi thờ cúng các vị vua Hùng, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể. Kiến trúc nơi đây vô cùng độc đáo. Khu di tích có 4 đèn, 1 chùa và 1 lăng hài hòa cũng cảnh sắc thiên nhiên núi trời.

Nằm tại thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Độ Tuổi

Giá Vé

Người lớn

10.000 VNĐ/Vé

Trẻ em trên 1m2

10.000 VNĐ/Vé

Trẻ em dưới 1m2

Miễn phí

Lưu ý: Vé đi xe điện di chuyển trong khu di tích Đền Hùng dao động từ 15.000- 50.000đ/ khách/ lượt tùy vào nơi điểm đón trả khách.

*Trên đây là thông tin tham khảo giá vé tham quan Đền Hùng 2025!

(2) Bảo tàng Hùng Vương

Nếu là một người thích lịch sử, thích khám phá những địa điểm mang tính ý nghĩa về lịch sử thì không thể nào bỏ qua được nơi đây. Bảo tàng Hùng Vương có kiến trúc vô cùng ấn tượng vì mô phỏng theo nhà sàn Bắc Bộ kết hợp hiện đại và truyền thống tạo nên một tổng thể vô cùng hài hòa.

Địa điểm Trần Phú, Ph.Gia Cẩm, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ.

Giá vé tham quan Bảo tàng Hùng Vương Năm 2025

Độ Tuổi

Giá Vé

Người lớn

15.000 VNĐ/Vé

Trẻ em trên 1m2

15.000 VNĐ/Vé

Trẻ em dưới 1m2

Miễn phí

*Trên đây là thông tin tham khảo giá vé tham quan Bảo tàng Hùng Vương 2025!

Giá vé tham quan Đền Hùng 2025? Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng năm 2025? Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025?

Giá vé tham quan Đền Hùng 2025? Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng năm 2025? Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025? (Hình ảnh Internet)

Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng năm 2025?

Đền Hùng là một trong những di tích lịch sử – văn hóa quan trọng của quốc gia, nơi hội tụ những giá trị tinh hoa và đặc sắc của dân tộc. Hàng năm, nơi đây thu hút hàng vạn lượt du khách từ khắp nơi đổ về tham quan và làm lễ dâng hương Đền Hùng.

(1) Nên đi đền Hùng vào thời điểm nào?

Theo kinh nghiệm đi Đền Hùng thời điểm đẹp nhất chính là vào dịp đầu xuân năm mới từ tháng 2 cho đến tháng 5. Lúc này tiết xuân khá dễ chịu, có chút se lạnh nên việc di chuyển sẽ không mệt mỏi. Hơn nữa đây cũng là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội tại Đền Hùng. Do đó, du lịch Đền Hùng vào dịp đầu xuân bạn sẽ được trải nghiệm không khí nhộn nhịp, rộn ràng.

Đi hội Đền Hùng không thể bỏ qua lễ hội chính vào ngày Giỗ Tổ 10/3 Âm Lịch, diễn ra nhiều hoạt động mang tính nghi thức như lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương, cùng với nhiều hoạt động văn hóa dân gian vô cùng đặc sắc.

(2) Các điểm tham quan đền Hùng?

Toàn bộ khu di tích Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng thuộc đất Phong Châu, gồm có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hòa trong cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, chất đầy khí thiêng của sơn thủy hội tụ. Từ chân núi, bạn sẽ đi qua lần lượt các di tích sau:

Cổng đền

Là nơi đầu tiên bắt đầu đón du khách đến với chuyến hành trình về vùng đất Tổ. Cổng đền được xây dựng vào năm 1917 tức năm Khải Định thứ 2 với kiểu vòm cuốn cao 8,5m có 2 tầng 8 mái, lợp giả ngói ống. Trên cổng đền được trang trí Rồng, đắp nổi hai con Nghê, và giữa cổng có đề bức đại tự “Cao sơn cảnh hành” có nghĩa là lên núi cao nhìn xa rộng. Mặt sau cổng đền có đắp hai con hổ mang ý nghĩa là hiện thân canh giữ cửa đền.

Đền Hạ

Đền Hạ gắn liền với sự tích Đền Hùng. Tương truyền nơi đây chính mẹ Âu Cơ đã sinh bọc trăm trứng, nở ra 100 người con trai mang dòng giống Tiên Rồng. Phía sau Đền Hạ vẫn còn lưu giữ dấu tích của giếng “Mắt Rồng” nơi mẹ Âu Cơ ấp trứng.

Vào thế kỷ XVII – XVIII đền được xây dựng lại trên nền đất cũ. Kiến trúc của đền theo hình chữ “nhị”, gồm hai tòa tiền bái và hậu cung, nằm cách nhau 1,5m. Dù trải qua nhiều lần trùng tu nhưng ngôi đền vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu với vẻ đơn sơ, không có nhiều họa tiết trang trí cầu kỳ. Đây là nơi thờ tự long ngai bài vị thờ thần núi, các vị vua Hùng và Tiên Dung, Ngọc Hoa công chúa.

Chùa Thiên Quang

Ngay cạnh đền Hạ là chùa Thiên Quang thờ Phật theo phái Đại thừa. Ngôi chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVIII – XIX thời nhà Trần, hiện bên trong chùa còn giữ được 32 pho tượng Phật bằng gỗ sơn son thiếp vàng.

Tương truyền, tên chùa Thiên Quang gắn liền với sự tích khi xưa bà Âu Cơ hạ sinh bọc trăm trứng, tại vị trí của chùa có luồng ánh sáng chiếu thẳng từ trên trời xuống, bởi vậy nên mang ý nghĩa là ánh sáng từ trên trời chiếu rọi.

Đền Trung

Nằm ở lưng chừng núi, trải qua 159 bậc đá, bạn sẽ đến Đền Trung. Tương truyền rằng nơi đây vua Hùng và các Lạc Hầu, Lạc Tướng thường xuyên cùng nhau đi du ngoạn ngắm cảnh, gặp gỡ bàn việc nước. Và cũng chính tại đây là nơi vị vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu người con hiếu thảo đã làm bánh chưng, bánh dày dâng vua.

Đền Trung có tên chữ là “Hùng Vương tổ miếu” hay miếu thờ tổ vua Hùng. Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất, có 3 gian quay về hướng nam, dài 7,2m, rộng 3,7m. Mái hiên cao 1,8m không có cột kèo.

Đền Thượng

Tiếp tục leo lên núi khoảng 100 bậc từ Đền Trung, bạn sẽ đến Đền Thượng nằm ở vị trí cao nhất trên núi Nghĩa Lĩnh. Đền có tên chữ là “Vương Thiên Liên Điện” hay còn gọi là “Cửu Trùng Thiên Tiên Điện” có nghĩa là Điện thờ trên trời. Kiến trúc Đền Thượng cũng khá đơn giản, không có nhiều họa tiết chạm khắc.

Tục truyền nơi đây vua Hùng Vương thứ 6 lập đàn thờ tế trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Bên trái đền có cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được vua Hùng thứ 18 truyền lại ngôi đã thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà các vua Hùng đã trao lại, cũng như thề coi sóc hương khói điện thờ nhà vua.

Lăng Hùng Vương

Tương truyền đây là lăng mộ của vua Hùng Vương thứ 6. Lăng nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí tựa non, hướng thủy, mặt quay ra hướng Đông Nam. Theo ghi chép, xưa kia lăng mộ là mộ đất, đến năm 1870 thời Tự Đức năm thứ 27 đã cho xây dựng lăng mộ, sau đó đến năm 1922 thời Khải Định cho trùng tu lại.

Kiến trúc của Lăng Hùng Vương là hình vuông, cột liền tường, 2 tầng mái, và được trang trí bằng nhiều họa tiết cầu kỳ. Bên trong lăng là mộ của Vua Hùng và có bia đá ghi “Biểu chính” tức là lăng chính. Còn bên ngoài mặt lăng đề “Hùng Vương lăng”.

Đền Giếng

Xưa kia giếng cổ là nơi hai công chúa của vua Hùng thứ 18 là Tiên Dung và Ngọc Hoa thường xuyên tới soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng nay. Để tưởng nhớ công lao của hai bà đã dạy dân trồng lúa nước, trị thủy nên nhân dân đã lập đền thờ phụng.

Đền Tổ mẫu Âu Cơ






Nằm trong khu di tích Đền Hùng, nằm phát huy tín ngưỡng thờ mẫu cung như tưởng nhớ công lao của mẹ Âu Cơ, Đền Tổ mẫu Âu Cơ được xây dựng trên núi Vặn vào năm 2001.

Kiến trúc đền xây theo kiểu chữ Đinh, mặt quay ra hướng Đông Nam, và mang đậm nét truyền thống của đền chùa truyền thống ở Việt Nam. Các họa tiết trang trí trong đền được mô phỏng theo các hoa văn trên trống đồng Đông Sơn.

Đền thờ tượng mẹ Âu Cơ và hai Lạc hầu, Lạc tướng. Hàng năm vào các ngày lễ chính là Mẫu Thăng, Mẫu giáng, ngày giỗ Đức quốc Tổ Lạc Long Quân, Đền Tổ Mẫu lại tổ chức lễ tiệc long trọng.


Bảo tàng Hùng Vương

Bảo tàng Hùng Vương là nơi đang lưu giữ hơn 4000 hiện vật trong đó có gần 700 hiện vật gốc từ thời nhà nước Văn Lang. Đến với Bảo Tàng bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm để hiểu hơn về văn hóa, lịch sử tại đền Hùng.

Đền Quốc Tổ Lạc Long Quân

Tọa lạc trên đồi Sim cách núi Nghĩa Lĩnh khoảng 1km, đền Quốc Tổ Lạc Long Quân có địa thế “sơn chầu thủy tụ”. Đồi Sim có hình thế như một con rùa lớn, hai bên có Thanh Long, Bạch Hổ, và phía trước có hồ Hóc Trai, sông Hồng.

Lưu ý: Đền Hùng là một di tích lịch sử, văn hóa có giá trị quan trọng đối với mỗi người dân Việt Nam. Nhằm phục vụ du khách đến tham quan, hành hương về đất Tổ, khu di tích Đền Hùng mở cửa từ 7h – 18h tất cả các ngày từ thứ 2 đến Chủ nhật (trừ Bảo tàng Hùng Vương đóng cửa sớm hơn từ 16h).

(3) Lưu ý khi đi du lịch đền Hùng?

Để đi tham quan hoặc trẩy hội Đền Hùng thêm phần trọn vẹn bạn cần lưu ý một số điều sau:

Đi Đền Hùng mặc gì thì bạn nên lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết và đặc biệt là phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt. Về cơ bản trang phục nên mặc gọn gàng, thoải mái tiện cho việc di chuyển. Trang phục cần lịch sự, thể hiện sự tông trọng ở nơi tôn nghiêm như đền chùa.

Theo kinh nghiệm đi Đền Hùng bạn lựa chọn giày thể thao, loại có đế bám tốt để có thể leo lên núi thuận tiện hơn.

Vào dịp lễ hội thường đông người nên bạn cần lưu ý bảo quản đồ đạc tư trang cẩn thận.

Ở một số điểm dịch vụ, kinh doanh buôn bán đặc sản, hoặc nhà hàng quán ăn gần đền Hùng bạn nên nhớ trả giá trước khi mua, sử dụng dịch vụ.

Một số lưu ý nữa khi sắm lễ đi Đền Hùng bạn nên chuẩn bị mâm lễ đầy đặn bao gồm các vật phẩm: Bánh chưng (18 chiếc), Bánh dày (18 chiếc), hương, hoa, xôi, oản, trầu, cau, rượu, nước, ngũ quả.

(4) Ăn gì khi đi du lịch đền Hùng?

Đến với vùng đất Phú Thọ, bạn nhất định không thể bỏ qua những món đặc sản nơi đây.

Bánh tai Phú Thọ

Loại bánh có hình dáng khá thú vị, giống hình chiếc tai, nên được gọi là bánh tai. Thứ bánh có từ xa xưa, được làm bằng gạo tẻ, nhân thịt lợn, cách làm cũng rất đơn giản. Bạn có thể bắt gặp món ăn này ở các quán ăn, gánh hàng trong khu chợ gần đền Hùng. Chủ yếu bánh tai Phú Thọ dùng để ăn sáng, miếng bánh còn ấm nóng, dẻo mát, bùi ngọt, béo thơm hòa quyện tạo nét đặc trưng không nơi nào có được.

Thịt chua Thanh Sơn

Vùng đất Phú Thọ nổi tiếng với văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú mà lại vô cùng dân dã. Thịt chua Thanh Sơn mang hương vị bùi ngọt của thịt, giòn sần sật của bì nướng, hòa quyện cùng vị chua của thính đã lên men. Món đặc sản này dùng kết hợp với một loại lá vị chát ngọt như lá sung, đinh lăng, lá ổi, lá mơ… bạn sẽ không thể quên được hương vị đó. Đặc biệt món ăn này bạn có thể ăn tại nhà hàng gần đền Hùng hoặc mua về làm quà cho người thân.

Cọ ỏm

Món cọ ỏm là món quả cọ om nhừ mềm thường dùng kho cá ăn rất lạ miệng. Vị chát nhẹ, bùi bùi của cọ om ngon không kém gì trám om. Quả cọ chín và khoảng tháng 3, khi bắt đầu già, người dân mới thu hoạch và om trong lửa liu riu cho đến khi mềm. Đây là một món ăn đặc sắc của vùng đất Phú Thọ, khiến nhiều du khách thích thú khi đi du lịch Đền Hùng được thưởng thức.

Bánh làng Dòng

Phú Thọ là vùng đất nổi tiếng là cái nôi của món bánh chưng, bánh dày trong truyền thuyết Lang Liêu. Tồn tại hàng mấy trăm năm, làng Dòng vẫn gìn giữ và phát triển nghề làm bánh với các loại bánh thơm ngon, chất lượng như bánh chưng, bánh nẳng, bánh gai, bánh đúc, bánh dày..

Bánh sắn Phú Thọ

Đây là loại bánh dân dã đặc sắc của quê hương Phú Thọ. Món bánh không chỉ thơm bùi của vị sắn nếp, mà còn có vị béo ngậy của thịt heo, giòn giòn của mộc nhĩ để lại ấn tượng sâu sắc với du khách.

*Trên đây là thông tin tham khảo kinh nghiệm du lịch đền Hùng năm 2025!

Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025?

Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
...
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Theo đó, vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động trong 01 ngày là ngày 10 tháng 3 Âm lịch.

Vậy, Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 nghỉ bao nhiêu ngày? Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 như thế nào?

Năm 2025 ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra vào Thứ hai ngày 07/4/2025.

Cho nên, Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ 3 ngày liên tục (gồm 2 ngày nghỉ hằng tuần và 1 ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương), từ thứ Bảy (05/4/2025) đến hết thứ Hai (07/4/2025) và không nghỉ bù.

Lưu ý: Nếu ngày Giỗ tổ Hùng Vương 2025 trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì sẽ được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Trường hợp người lao động có ngày nghỉ hằng tuần vào các ngày Thứ bảy, Chủ nhật thì Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 có sự khác nhau như sau:

Ngày nghỉ hằng tuần

Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Thứ bảy, Chủ nhật

3 ngày liên tục từ Thứ Bảy (05/4/2025) đến hết Thứ Hai (07/4/2025)

Chủ nhật

2 ngày liên tục từ Chủ nhật (6/4/2025) đến hết Thứ hai (7/4/2025)

*Trên đây là lịch nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương 2025!

Giỗ tổ Hùng Vương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Văn khấn Đền Giếng Đền Hùng? Văn khấn Đền Thượng Đền Hùng? Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương của người lao động?
Pháp luật
Giờ hoàng đạo mùng 10 3 âm lịch 2025 tài lộc may mắn? Lời chúc Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10 3 âm lịch 2025?
Pháp luật
Giá vé tham quan Đền Hùng 2025? Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng năm 2025? Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025?
Pháp luật
Lịch bắn pháo hoa mùng 10 tháng 3 Giỗ Tổ Hùng Vương 2025? Lịch bắn pháo hoa Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 Phú Thọ?
Pháp luật
Mâm cúng Giỗ tổ Hùng Vương 2025 ý nghĩa? Văn khấn Giỗ Tổ Hùng Vương? Mâm ngũ quả ngày Giỗ tổ Hùng Vương?
Pháp luật
Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ ai? Nguồn gốc ý nghĩa của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương? Lời chúc Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3?
Pháp luật
Địa điểm bắn pháo hoa Giỗ tổ Hùng Vương 2025? Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2025 chính thức thế nào?
Pháp luật
Tại sao Giỗ Tổ Hùng Vương lại được chọn là ngày lễ lớn trong năm? Tiền lương vào ngày này có chịu thuế TNCN không?
Pháp luật
Ý nghĩa của Lễ hội Đền Hùng là gì? Lễ hội Đền Hùng có những hoạt động gì? Lễ hội Đền Hùng diễn ra vào lúc nào?
Pháp luật
Các nghi lễ của ngày Giỗ tổ Hùng Vương bao gồm những gì? Giỗ tổ Hùng Vương có phải ngày lễ lớn không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giỗ tổ Hùng Vương
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
19 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giỗ tổ Hùng Vương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giỗ tổ Hùng Vương

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào