Văn khấn Đền Giếng Đền Hùng? Văn khấn Đền Thượng Đền Hùng? Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương của người lao động?

Văn khấn Đền Giếng Đền Hùng? Văn khấn Đền Thượng Đền Hùng? Đền Hùng Phú Thọ có bao nhiều đền? Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương của người lao động theo quy định hiện hành? Thời gian bắn pháo hoa Giỗ Tổ Hùng Vương tại Phú Thọ?

Văn khấn Đền Giếng Đền Hùng? Văn khấn Đền Thượng Đền Hùng?

Tham khảo Văn khấn Đền Giếng Đền Hùng, Văn khấn Đền Thượng Đền Hùng dưới đây:

Văn khấn tại Đền Giếng (Đền Ngọc) – nơi công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa soi gương chải tóc

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Nhị vị Công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa.

Con kính lạy chư vị Thánh thần tại Đền Giếng linh thiêng.

Hôm nay là ngày ... tháng ... năm ...,

Tín chủ con là: ......................................................

Ngụ tại: ...................................................................

Thành tâm dâng nén tâm hương, lễ bạc lòng thành, cúi xin Nhị vị Công chúa linh thiêng chứng giám.

Cầu cho gia đạo an khang, công việc hanh thông, học hành tấn tới, gia đình bình an, sức khỏe dồi dào.

Cầu cho quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Văn khấn tại Đền Thượng – nơi thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân và các Vua Hùng

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ, Long Mạch Tôn thần.

Con kính lạy các bậc Tiên Vương – Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân – các Vua Hùng anh minh.

Con kính lạy chư vị Tổ tiên, linh thần tại Đền Thượng linh thiêng.

Hôm nay là ngày ... tháng ... năm ...,

Tín chủ con là: ......................................................

Ngụ tại: ...................................................................

Chúng con thành tâm sửa biện lễ vật, dâng nén tâm hương đến trước điện tiền, cúi mong chư vị Vua Hùng linh thiêng chứng giám.

Cầu xin các Ngài phù hộ độ trì cho toàn thể gia đình chúng con được mạnh khỏe, bình an, công việc hanh thông, học hành tấn tới, vạn sự như ý.

Cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo

Văn khấn Đền Giếng Đền Hùng? Văn khấn Đền Thượng Đền Hùng? Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương của người lao động?

Văn khấn Đền Giếng Đền Hùng? Văn khấn Đền Thượng Đền Hùng? Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương của người lao động? (Hình từ Internet)

Đền Hùng Phú Thọ có bao nhiều đền? Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương của người lao động?

Khu di tích lịch sử Đền Hùng tại Phú Thọ gồm tổng cộng 4 đền chính và 1 ngôi chùa, nằm dọc theo triền núi Nghĩa Lĩnh. Cụ thể như sau:

(1) Đền Hạ (Đền Tiên)

Là nơi tưởng niệm nơi Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng.

Theo truyền thuyết, đây là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra 100 người con đầu tiên của dân tộc.

Vị trí: chân núi Nghĩa Lĩnh.

(2) Đền Trung

Nơi các Vua Hùng bàn việc nước, họp bàn chiến sự, chăm lo cho dân.

Tượng trưng cho sự uy nghiêm và trí tuệ của các vị vua.

(3) Đền Thượng

Nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, cao nhất trong quần thể.

Là nơi thờ Quốc Tổ Hùng Vương thứ nhất.

Cũng là nơi xưa kia vua Hùng tế Trời, Đất, cầu mưa thuận gió hòa.

(4) Đền Giếng (Đền Ngọc)

Ở phía chân núi, thờ hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa – con Vua Hùng.

Tương truyền, hai công chúa thường soi gương, chải tóc tại giếng ngọc gần đền.

(5) Chùa Thiên Quang (Thiên Quang Tự)

Ngôi chùa cổ nằm gần Đền Giếng.

Là nơi phật tử và du khách dâng hương, cầu an.

Ngoài ra, còn có:

Lăng Vua Hùng (gần Đền Thượng) – nơi tưởng niệm các vị vua.

Bảo tàng Hùng Vương, Nhà bia tưởng niệm, Quảng trường lễ hội,…

*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo

Căn cứ tại Điều 13 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định như sau:

Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi
Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

Theo đó, cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Căn cứ theo Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:

Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
...

Theo đó, viên chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Dẫn chiếu đến Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ lễ tết như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Đồng thời, căn cứ tại Điều 1 Quyết định 188/1999/QĐ-TTg có quy định:

Điều 1. Nay quy định chế độ tuần làm việc 40 giờ trong 5 ngày, nghỉ ngày thứ bẩy và chủ nhật hàng tuần đối với cán bộ, công chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là đơn vị).

Theo đó, cán bộ công chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có ngày nghỉ hàng tuần cố định là Thứ bảy và Chủ nhật.

Bên cạnh đó, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 là ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, rơi vào Thứ 2, ngày 7/4/2025.

Như vậy, theo các quy định nêu trên thì lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 của cán bộ công chức viên chức và người lao động như sau:

- Đối với cán bộ công chức viên chức và người lao động khu vực nhà nước sẽ có lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 là 3 ngày liên tục bao gồm 1 ngày nghỉ lễ và 2 ngày nghỉ cuối tuần. Cụ thể nghỉ 3 ngày từ Thứ bảy, ngày 5/4 đến hết Thứ hai, ngày 7/4 dương lịch.

- Đối với người lao động khu vực tư nhân:

+ Trường hợp người lao động có ngày nghỉ hàng tuần là Thứ bảy và Chủ nhật thì được nghỉ 3 ngày liên tục bao gồm 1 ngày nghỉ lễ và 2 ngày nghỉ cuối tuần: nghỉ 3 ngày từ Thứ bảy ngày 5/4 đến hết Thứ hai ngày 7/4 dương lịch.

+ Trường hợp người lao động vẫn làm việc vào thứ bảy có ngày nghỉ hàng tuần cố định là Chủ nhật thì được nghỉ 2 ngày liên tục, gồm 1 ngày nghỉ lễ và 1 ngày nghỉ cuối tuần: nghỉ 2 ngày Chủ nhật ngày 6/4 đến hết Thứ hai ngày 7/4 Dương lịch.

- Không thuộc trường hợp nghỉ hằng tuần liền kề, người lao động được nghỉ 01 ngày Thứ hai, ngày 7/4 dương lịch.

Lưu ý: Trường hợp ngày nghỉ hàng tuần trùng vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương 2025 thì người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc tiếp theo (theo khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019).

Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Thời gian bắn pháo hoa Giỗ Tổ Hùng Vương tại Phú Thọ?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
...

Như vậy, theo quy định nêu trên thì mùng 10 tháng 3 Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 tại Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng; thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.

Đồng thời, theo Kế hoạch 414/KH-UBND năm 2025 của UBND tỉnh Phú Thọ TẢI VỀ nêu rõ lịch bắn pháo hoa mùng 10 tháng 3 Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 Phú Thọ tại địa điểm:

- Sân khấu phía Nam - Công viên Văn Lang;

- Bắn pháo hoa tại Cầu đi bộ Công viên Văn Lang.

Giỗ tổ Hùng Vương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Văn khấn Đền Giếng Đền Hùng? Văn khấn Đền Thượng Đền Hùng? Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương của người lao động?
Pháp luật
Giờ hoàng đạo mùng 10 3 âm lịch 2025 tài lộc may mắn? Lời chúc Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10 3 âm lịch 2025?
Pháp luật
Giá vé tham quan Đền Hùng 2025? Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng năm 2025? Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025?
Pháp luật
Lịch bắn pháo hoa mùng 10 tháng 3 Giỗ Tổ Hùng Vương 2025? Lịch bắn pháo hoa Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 Phú Thọ?
Pháp luật
Mâm cúng Giỗ tổ Hùng Vương 2025 ý nghĩa? Văn khấn Giỗ Tổ Hùng Vương? Mâm ngũ quả ngày Giỗ tổ Hùng Vương?
Pháp luật
Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ ai? Nguồn gốc ý nghĩa của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương? Lời chúc Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3?
Pháp luật
Địa điểm bắn pháo hoa Giỗ tổ Hùng Vương 2025? Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2025 chính thức thế nào?
Pháp luật
Tại sao Giỗ Tổ Hùng Vương lại được chọn là ngày lễ lớn trong năm? Tiền lương vào ngày này có chịu thuế TNCN không?
Pháp luật
Ý nghĩa của Lễ hội Đền Hùng là gì? Lễ hội Đền Hùng có những hoạt động gì? Lễ hội Đền Hùng diễn ra vào lúc nào?
Pháp luật
Các nghi lễ của ngày Giỗ tổ Hùng Vương bao gồm những gì? Giỗ tổ Hùng Vương có phải ngày lễ lớn không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giỗ tổ Hùng Vương
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
8 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giỗ tổ Hùng Vương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giỗ tổ Hùng Vương

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào