Số lượng Phó Chủ tịch xã của 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh, xã 2025 bao nhiêu? Bầu bổ sung Phó Chủ tịch UBND xã khi nào?

Số lượng Phó Chủ tịch xã của 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh, xã 2025 bao nhiêu? Bầu bổ sung Phó Chủ tịch UBND xã khi nào?

Số lượng Phó Chủ tịch xã của 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh, xã 2025 bao nhiêu? Bầu bổ sung Phó Chủ tịch UBND xã khi nào?

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 125/NQ-CP năm 2025 thông qua hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo đó, sau sáp nhập tỉnh thành 2025 cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm: 6 thành phố trực thuộc trung ương và 28 tỉnh.

Trước đó ngày 14/04/2025 tại Mục 1 Kết luận 150-KL/TW năm 2025 nêu rõ

1. Quan điểm, nguyên tắc, yêu cầu
...
(4) Tại thời điểm hợp nhất, sáp nhập, số lượng phó chủ tịch hội đồng nhân dân, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân và cấp phó của các cơ quan, đơn vị trực thuộc có thể nhiều hơn so với quy định; đồng thời, việc phân công, bố trí số lượng cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ, uỷ ban kiểm tra cấp uỷ có thể nhiều hơn ở một số cơ quan, đơn vị trực thuộc; tuy nhiên, sau 5 năm, số lượng và việc bố trí nhân sự sẽ thực hiện theo quy định. Đối với đảng bộ cấp xã, phường, đặc khu (sau khi hợp nhất, sáp nhập, thành lập mới), thì có thể xem xét, bố trí nhân sự là cấp uỷ viên cấp tỉnh làm bí thư đảng uỷ; trường hợp đặc biệt, nếu đảng bộ có vị trí quan trọng, quy mô kinh tế, hạ tầng giao thông đô thị phát triển, số lượng đảng viên, dân số đông, thì có thể xem xét, bố trí nhân sự là uỷ viên ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ làm bí thư đảng uỷ.

Ngày 15/04/2025 tại Mục 2 Phần II Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 có quy định về số lượng Phó Chủ tịch xã của 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh, xã 2025 như sau:

II. VỀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 02 CẤP
...
2. Về chính quyền địa phương cấp xã (xã, phường, đặc khu)
2.1. Về cơ cấu tổ chức
- Chính quyền địa phương cấp xã gồm có HĐND và UBND.
- HĐND cấp xã thành lập 02 Ban là Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội.
- UBND cấp xã thành lập tối đa 04 phòng và tương đương phù hợp với đặc điểm đô thị, nông thôn, hải đảo, gồm: (1) Văn phòng HĐND và UBND, (2) Phòng Kinh tế (đối với xã, đặc khu) hoặc Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị (đối với phường và đặc khu Phú Quốc), (3) Phòng Văn hóa - Xã hội, (4) Trung tâm phục vụ hành chính công (xác định là tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp xã). Giao UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, diện tích tự nhiên, quy mô dân số của ĐVHC để quyết định số lượng cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cho phù hợp (nhưng không vượt quá 04 phòng và tương đương). Trường hợp địa phương tổ chức số lượng cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp xã dưới 03 đầu mối thì có thể bố trí tăng 01 Phó Chủ tịch UBND để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo.
...

Như vậy, số lượng Phó Chủ tịch xã của 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh, xã 2025 phải đáp ứng yêu cầu sau:

+ Phó chủ tịch uỷ ban nhân dân có thể nhiều hơn so với quy định tại thời điểm hợp nhất, sáp nhập, tuy nhiên, sau 5 năm, số lượng và việc bố trí nhân sự sẽ thực hiện theo quy định.

+ Trường hợp địa phương tổ chức số lượng cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp xã dưới 03 đầu mối thì có thể bố trí tăng 01 Phó Chủ tịch UBND để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo.

Bên cạnh đó, tại Mục 2 Phần II Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 có nêu cụ thể số lượng Phó Chủ tịch xã của 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh, xã 2025 như sau:

- 01 Phó Chủ tịch (chức danh chuyên trách).

- 02 Phó Chủ tịch (01 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm chức danh Chánh Văn phòng HĐND và UBND; 01 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm chức danh Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công).

Số lượng Phó Chủ tịch xã của 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh, xã 2025 bao nhiêu? Bầu bổ sung Phó Chủ tịch UBND xã khi nào?

Số lượng Phó Chủ tịch xã của 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh, xã 2025 bao nhiêu? Bầu bổ sung Phó Chủ tịch UBND xã khi nào? (Hình từ Internet)

Số lượng chức danh lãnh đạo của chính quyền địa phương cấp xã?

Căn cứ theo tiểu mục 2.2 Mục 2 Phần II Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 nêu rõ số lượng chức danh lãnh đạo của chính quyền địa phương cấp xã như sau:

Thực hiện chủ trương của cấp có thẩm quyền về việc bố trí chức danh lãnh đạo cấp xã kiêm nhiệm chức danh người đứng đầu các cơ quan tham mưu, giúp việc cho cấp ủy, mặt trận tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền để tăng số lượng công chức làm việc trực tiếp giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp, đề nghị các địa phương thực hiện như sau:

- Lãnh đạo HĐND cấp xã gồm Chủ tịch (chức danh kiêm nhiệm) và 01 Phó Chủ tịch (chức danh chuyên trách).

- Lãnh đạo UBND cấp xã gồm Chủ tịch (chức danh chuyên trách) và 02 Phó Chủ tịch (01 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm chức danh Chánh Văn phòng HĐND và UBND; 01 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm chức danh Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công).

- Các Ban của HĐND có Trưởng ban (chức danh kiêm nhiệm) và 01 Phó Trưởng ban (chức danh chuyên trách).

- Các phòng và tương đương của UBND có Trưởng phòng (chức danh chuyên trách hoặc do Phó Chủ tịch UBND kiêm nhiệm) và 01 cấp phó (chức danh chuyên trách).

Đối với trường hợp ĐVHC cấp xã giữ nguyên (không sắp xếp) và không tổ chức các phòng chuyên môn thì số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp xã có thể bố trí tăng thêm 01 Phó Chủ tịch để bảo đảm vai trò lãnh đạo, điều hành của chính quyền trong việc phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Giao địa phương căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ chủ động sắp xếp, bố trí sử dụng lãnh đạo kiêm nhiệm hoặc giảm cấp phó các phòng, ban chuyên môn để tăng số lượng công chức làm việc trực tiếp đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân của ĐVHC cấp xã mới.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND xã hiện nay quy định ra sao?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 23 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND xã như sau:

(1) Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân; triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban nhân dân;

(2) Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình; kiểm tra và xử lý các vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn;

(3) Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính; về thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn; quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp mình và cán bộ lãnh đạo, quản lý do mình quản lý, điều hành;

(4) Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, bảo đảm quyền con người, giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của Nhân dân; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên;

(5) Chỉ đạo, quản lý, tổ chức sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính và nguồn ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

(6) Thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong hoạt động của chính quyền địa phương cấp mình và trong các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn;

(7) Chỉ đạo, xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp liên quan đến thiên tai, bão lụt, dịch bệnh tại địa bàn;

(8) Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động tự quản của thôn;

(9) Ban hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản do mình ban hành khi xét thấy không còn phù hợp hoặc trái pháp luật;

(10) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 23 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn từ (1) đến (7) và (9), (10) nêu trên và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

(i) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển thị trấn theo quy định của pháp luật;

(ii) Thực hiện nhiệm vụ quản lý dân cư đô thị; phòng, chống các tệ nạn xã hội ở đô thị; xây dựng nếp sống văn minh đô thị theo quy định của pháp luật;

(iii) Thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị; tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự công cộng, an toàn giao thông trên địa bàn thị trấn theo quy định của pháp luật;

(iv) Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động tự quản của tổ dân phố.

Đồng thời, tại khoản 3 Điều 23 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định từ (1) đến (7) và (9), (10), các điểm (ii), (iii), (iv) nêu trên.

Sáp nhập tỉnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Số lượng Phó Chủ tịch xã của 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh, xã 2025 bao nhiêu? Bầu bổ sung Phó Chủ tịch UBND xã khi nào?
Pháp luật
Danh sách Ủy viên Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam 28 tỉnh và 6 thành phố sau sáp nhập phải đáp ứng số lượng bao nhiêu?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Bí thư, Chủ tịch UBND 34 tỉnh thành sau sáp nhập thế nào? Số lượng CBCCVC của 34 tỉnh thành sau sáp nhập?
Pháp luật
Bảng lương cán bộ, công chức huyện về xã làm tăng hay giảm khi bỏ huyện, sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã 2025?
Pháp luật
Bảng lương chủ tịch xã 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh thành 2025 tăng hay giữ nguyên?
Pháp luật
Danh sách chức danh lãnh đạo 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh thành 2025 được chỉ định là chức danh nào?
Pháp luật
Phương án bố trí bí thư, phó bí thư cấp huyện về cấp xã 34 tỉnh thành sau sáp nhập giao cơ quan nào thực hiện?
Pháp luật
Chủ tịch UBND xã 34 tỉnh thành có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào theo dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)?
Pháp luật
Danh sách Bí thư, Chủ tịch UBND 34 tỉnh thành sau sáp nhập phải trình ai xin ý kiến để hoàn thiện phương án nhân sự chủ chốt?
Pháp luật
Danh sách bí thư, phó bí thư xã, phường TPHCM sau sáp nhập tỉnh, xã là những đối tượng nào, thứ tự ưu tiên ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập tỉnh
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
11 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sáp nhập tỉnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sáp nhập tỉnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào