Muốn giải thể đơn vị hành chính cần đảm bảo điều kiện gì theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới nhất?
Muốn giải thể đơn vị hành chính cần đảm bảo điều kiện gì theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới nhất?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về giải thể đơn vị hành chính như sau:
Nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
...
3. Việc giải thể đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia;
b) Do thay đổi các yếu tố địa lý, địa hình tác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó.
Căn cứ theo quy định nêu trên đơn vị hành chính chỉ được giải thể trong các trường hợp:
- Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia;
- Do thay đổi các yếu tố địa lý, địa hình tác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó.
Muốn giải thể đơn vị hành chính cần đảm bảo điều kiện gì theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới nhất? (Hình ảnh từ Internet)
Thẩm quyền giải thể đơn vị hành chính thuộc về ai?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về thẩm quyền giải thể đơn vị hành chính như sau :
Thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
1. Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Như vậy, thẩm quyền giải thể đơn vị hành chính được chia thành hai trường hợp:
- Đối với giải thể đơn vị hành chính cấp tỉnh: thẩm quyền quyết định thành lập thuộc về Quốc hội.
- Đối với giải thể đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã: thẩm quyền quyết định thành lập thuộc về Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trình tự, thủ tục giải thể đơn vị hành chính như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính như sau:
- Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:
+ Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
+ Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
+ Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
+ Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
- Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
- Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
- Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
- Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2025 - Cuộc thi 1 chi tiết?
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30 4 1975?
- Mẫu đơn tố cáo sản xuất hàng giả là thực phẩm, bán hàng giả, hàng kém chất lượng? Tội sản xuất hàng giả là thực phẩm có bị tử hình không?
- Con số may mắn hôm nay 8 4 2025? Các con số may mắn tài lộc hôm nay 8 4 2025? Con số may mắn tài lộc theo 12 con giáp?
- Thẩm định giá doanh nghiệp: Cách xử lý số liệu từ báo cáo tài chính chưa kiểm toán với ý kiến không chấp nhận toàn phần thế nào?