212606 cán bộ công chức cấp xã (có và chưa có bằng đại học) được giữ nguyên số lượng biên chế, bảo lưu lương theo Tờ trình 920?
212606 cán bộ công chức cấp xã (có và chưa có bằng đại học) được giữ nguyên số lượng biên chế, bảo lưu lương theo Tờ trình 920?
Theo Tờ trình 920/TTr-BNV năm 2025 Tờ trình Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) (Tài liệu phục vụ thẩm định) tải về nêu rõ:
BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN LUẬT
...
Nội dung cơ bản của dự thảo Luật
...
2.1. Sửa đổi các quy định liên quan đến cán bộ, công chức khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã)
...
- Bổ sung quy định điều khoản chuyển tiếp để bảo đảm cán bộ, công chức cấp xã (hiện hành) được giữ nguyên số lượng biên chế cho đến khi hoàn thành việc rà soát, tinh giản, cơ cấu lại và sắp xếp theo vị trí việc làm của chính quyền địa phương; được bảo lưu mức tiền lương hiện hưởng cho đến khi bố trí việc làm mới theo quy định của Chính phủ; bảo đảm tính liên tục, không làm ảnh hưởng đến việc phục vụ hoạt động bình thường của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (Điều 53)9.
*9: Tính đến ngày 31/12/2024, số lượng cán bộ, công chức cấp xã là 212.606 người, trong đó có 92,4% tốt nghiệp đại học trở lên và 7,6% tốt nghiệp cao đẳng trở xuống. Theo đó, số lượng cán bộ, công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn chỉ chiếm tỷ lệ ít, sẽ được giải quyết theo chính sách bảo đảm lợi ích chính đáng theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, tính đến ngày 31/12/2024, số lượng cán bộ, công chức cấp xã là 212.606 người, trong đó có 92,4% tốt nghiệp đại học trở lên và 7,6% tốt nghiệp cao đẳng trở xuống.
Theo đó, nếu những đề xuất trong Tờ trình 920/TTr-BNV năm 2025 Tờ trình Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) (Tài liệu phục vụ thẩm định) được thông qua thì 212606 cán bộ công chức cấp xã (có và chưa có bằng đại học) được giữ nguyên số lượng biên chế, bảo lưu lương cụ thể như sau:
+ Được giữ nguyên số lượng biên chế cho đến khi hoàn thành việc rà soát, tinh giản, cơ cấu lại và sắp xếp theo vị trí việc làm của chính quyền địa phương;
+ Được bảo lưu mức tiền lương hiện hưởng cho đến khi bố trí việc làm mới theo quy định của Chính phủ;
+ Bảo đảm tính liên tục, không làm ảnh hưởng đến việc phục vụ hoạt động bình thường của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (Điều 53)
Thông tin "212606 cán bộ công chức cấp xã (có và chưa có bằng đại học) được giữ nguyên số lượng biên chế, bảo lưu lương theo Tờ trình 920?"
212606 cán bộ công chức cấp xã (có và chưa có bằng đại học) được giữ nguyên số lượng biên chế, bảo lưu lương theo Tờ trình 920? (Hình từ Internet)
Quan điểm xây dựng Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)?
Quan điểm xây dựng Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) theo tiểu mục 2 Mục II Tờ trình Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) (Tài liệu phục vụ thẩm định) như sau:
- Quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết 26-NQ/TW năm 2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII và Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022; Kết luận 121-KL/TW năm 2025 của Hội nghị Trung ương khóa XIII và các Thông báo Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
- Thể chế hoá đầy đủ các Nghị quyết, quy định, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác cán bộ, bảo đảm đồng bộ, liên thông và đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong tình hình mới; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; rõ trách nhiệm; kiểm soát chặt chẽ quyền lực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; tạo môi trường, điều kiện thúc đẩy đổi mới sáng tạo; thu hút và trọng dụng người có tài năng làm việc trong các cơ quan của hệ thống chính trị; khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
- Kế thừa những quy định còn giá trị; sửa đổi những quy định không còn phù hợp; bổ sung cơ chế mới để hoàn thiện công tác quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngang tầm nhiệm vụ.
- Quán triệt chủ trương của Trung ương, Quốc hội về việc ‘‘Luật chỉ quy định những vấn đề có tính nguyên tắc, đúng thẩm quyền của Quốc hội’’ nhằm bảo đảm tính ổn định của hệ thống pháp luật.
Hồ sơ, trình tự thực hiện sáp nhập tỉnh, xã hiện nay?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định trình tự, thủ tục sáp nhập tỉnh, xã như sau:
(1) Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
(2) Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:
- Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
(3) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia dơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chú mương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới vớ đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
(4) Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
(5) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trinh Chính phủ và dược thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
(6) Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo ngày hội đọc sách 2025 mới nhất? Báo cáo ngày hội đọc sách ở trường học? Tải về mẫu báo cáo?
- Mức tiền thưởng đột xuất đối với đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
- 5 Mẫu bài văn thuyết minh về hiện tượng vô cảm của giới trẻ hiện nay? Viết thành thạo các bài văn thuyết minh là yêu cầu của cấp học nào?
- Kết quả ngày 9 tháng 4 năm 2025 tốt hay xấu? Giờ hoàng đạo ngày 9 4 2025 tài lộc? Dự đoán ngày 9 4 2025 tốt hay xấu?
- Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 9 4 2025? Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 9 4 2025? 12 cung hoàng đạo 9 4 2025 ra sao?