Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2025 - Cuộc thi 1 chi tiết?

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2025 - Cuộc thi 1 chi tiết?

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2025 - Cuộc thi 1 chi tiết?

Tham khảo đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2025 chi tiết và đầy đủ dưới đây:

Câu 1: Trong các quy định sau đây, quy định nào là nguyên tắc phòng, chống mua bán người theo Luật Phòng, chống mua bán người năm 2025?

A. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia, hợp tác, tài trợ cho hoạt động phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.

B. Giải cứu, tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân kịp thời, chính xác; giữ bí mật thông tin và không xúc phạm, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

C. Phòng, chống mua bán người là nội dung của chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm và được kết hợp với việc thực hiện các chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội.

D. Bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia phòng, chống mua bán người theo quy định của pháp luật.

Câu 2: Luật Phòng, chống mua bán người năm 2025, hành vi “mua bán người” được hiểu là?

A. Hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 20 tuổi nhằm mục đích nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể người hoặc nhằm mục đích vô nhân đạo khác ngay cả khi không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác.

B. Hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao hoặc tiếp nhận người nhằm mục đích nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể người hoặc nhằm mục đích vô nhân đạo khác bằng cách dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác.

C. Hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 19 tuổi nhằm mục đích nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể người hoặc nhằm mục đích vô nhân đạo khác ngay cả khi không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác.

D. Hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao hoặc tiếp nhận người nhằm mục đích nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể người hoặc nhằm mục đích vô nhân đạo khác ngay cả khi không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác.

Câu 3: Nội dung nào sau đây là quyền của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân bị xâm hại bởi hành vi mua bán người?

A. Chấp hành đầy đủ yêu cầu của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong quá trình áp dụng các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ.

B. Thực hiện yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong phát hiện, điều tra, xử lý vụ việc mua bán người.

C. Cung cấp thông tin liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

D. Được bảo vệ bí mật thông tin, dữ liệu về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, nơi cư trú, nơi làm việc và thông tin khác theo quy định của pháp luật; được cơ quan, người có thẩm quyền cấp giấy tờ, tài liệu xác nhận nạn nhân; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Câu 4: Luật Phòng, chống mua bán người năm 2025, quy định có bao nhiêu nhóm hành vi bị nghiêm cấm?

A. 12.

B. 14.

C. 15.

D. 13.

Câu 5: Nội dung nào sau đây là trách nhiệm của gia đình tham gia phòng ngừa mua bán người?

A. Phối hợp với cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người; chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân là thành viên của gia đình để họ hòa nhập cuộc sống gia đình và cộng đồng.

B. Được khen thưởng, được bảo đảm chế độ, chính sách khi tham gia phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.

C. Phối hợp với cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người; bảo vệ, giữ bí mật thông tin của cá nhân khi tham gia phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.

D. Tham gia các hoạt động phòng ngừa mua bán người; bảo vệ, giữ bí mật thông tin của cá nhân khi tham gia phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật;

Câu 6: Các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024 bị phát hiện, xử lý thông qua các nguồn tin, hoạt động nào sau đây?

A. Từ các nguồn thông tin: Tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi vi phạm và các hoạt động: Kiểm tra, thanh tra, nghiệp vụ phòng, chống tệ nạn xã hội.

B. Từ các nguồn thông tin: Tố cáo, tố giác, báo tin, kiến nghị khởi tố về tội phạm, vi phạm hành chính về trật tự, an toàn xã hội.

C. Từ các nguồn thông tin: Phản ánh, đền nghị của người dân về hành vi vi phạm và các hoạt động: Kiểm tra, thanh tra, nghiệp vụ bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

D. Từ các nguồn thông tin: Tố cáo, tố giác, báo tin, kiến nghị khởi tố về hành vi vi phạm và các hoạt động: Kiểm tra, thanh tra, nghiệp vụ phòng, chống tội phạm.

Câu 7: Người đang trong quá trình xác định là nạn nhân của các hành vi mua bán người là công dân Việt Nam và người dưới 18 tuổi đi cùng ở trong nước được hưởng chế độ hỗ trợ nào sau đây?

A. Được hưởng chế độ hỗ trợ về: Nhu cầu thiết yếu; y tế; phiên dịch; pháp luật; trợ giúp pháp lý; chi phí đi lại; tâm lý; học văn hóa.

B. Được hưởng chế độ hỗ trợ về: Nhu cầu thiết yếu; y tế; phiên dịch; pháp luật; trợ giúp pháp lý; chi phí đi lại; tâm lý.

C. Được hưởng chế độ hỗ trợ về: Nhu cầu thiết yếu; y tế; phiên dịch; pháp luật; trợ giúp pháp lý; chi phí đi lại; tâm lý; học văn hóa; học nghề, tư vấn, tạo điều kiện để có việc làm; trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.

D. Được hưởng chế độ hỗ trợ về: Nhu cầu thiết yếu; y tế; phiên dịch; pháp luật.

Câu 8: Cá nhân có quyền và nghĩa vụ tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024 với cơ quan, tổ chức nào sau đây?

A. Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo, tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống mua bán người hoặc với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.

B. Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo, tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống mua bán người hoặc với bất kỳ cơ quan nào.

C. Công an, Bộ Quốc phòng, Cảnh sát biển, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo, tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực trẻ em hoặc với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.

D. Công an, Bộ Quốc phòng, Cảnh sát biển, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo, tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình hoặc với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.

Câu 9: Giấy tờ, tài liệu nào sau đây được dùng để xác định nạn nhân bị xâm hại bởi hành vi mua bán người?

A. Là một trong các giấy tờ, tài liệu sau: Giấy xác nhận là nạn nhân hoặc giấy xác nhận không phải là nạn nhân; giấy tờ, tài liệu chứng minh người đó là nạn nhân do cơ quan nước ngoài cấp đã được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam hợp pháp hóa lãnh sự.

B. Phải có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu sau: Giấy xác nhận là nạn nhân hoặc giấy xác nhận không phải là nạn nhân; giấy tờ, tài liệu chứng minh người đó là nạn nhân do cơ quan nước ngoài cấp đã được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam hợp pháp hóa lãnh sự.

C. Là một trong các giấy tờ, tài liệu sau: Giấy xác nhận là nạn nhân hoặc giấy xác nhận không phải là nạn nhân; đơn đề nghị của nhân thân người được xác định là nan nhân; giấy tờ, tài liệu chứng minh người đó là nạn nhân do cơ quan nước ngoài cấp đã được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam hợp pháp hóa lãnh sự.

Câu 10: Nội dung nào sau đây là quy định về chế độ hỗ trợ pháp luật và trợ giúp pháp lý đối với người là nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và người dưới 18 tuổi đi cùng là đối tượng của các hành vi mua bán người?

A. Được trợ giúp pháp lý bằng các hình thức theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý đối với nội dung có liên quan đến vụ việc, vụ án mua bán người.

B. Được hỗ trợ pháp luật bằng hình thức tư vấn để phòng ngừa bị mua bán trở lại, tư vấn làm thủ tục đăng ký cư trú, hộ tịch, làm thẻ căn cước, nhận chế độ hỗ trợ; được trợ giúp pháp lý bằng các hình thức theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý đối với nội dung có liên quan đến vụ việc, vụ án mua bán người.

C. Được hỗ trợ pháp luật bằng hình thức tư vấn để phòng ngừa bị mua bán trở lại, tư vấn làm thủ tục đăng ký cư trú, hộ tịch, làm thẻ căn cước, nhận chế độ hỗ trợ.

Câu 11: Nội dung nào sau đây là quy định việc bảo vệ bí mật thông tin về nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và người dưới 18 tuổi đi cùng?

A. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ bí mật về nơi cư trú, nơi làm việc, học tập, thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và người dưới 18 tuổi đi cùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

B. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bố trí nơi tạm lánh khi họ có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe; có các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại, đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

C. Tòa án xem xét, quyết định việc xét xử công khai đối với vụ án mua bán người theo yêu cầu của nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân theo quy định của pháp luật.

D. Tòa án xem xét, quyết định việc xét xử lưu động đối với vụ án mua bán người theo yêu cầu của nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân theo quy định của pháp luật.

Câu 12: Việc xác định nạn nhân bị xâm hại bởi hành vi mua bán người phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ nào sau đây?

A. Căn cứ vào: Tài liệu, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp; thông tin, tài liệu do cơ quan giải cứu nạn nhân cung cấp; thông tin, tài liệu do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cung cấp; thông tin, tài liệu do cơ quan, tổ chức khác trong nước cung cấp; tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cung cấp; lời khai, tài liệu do người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, người thân thích của họ cung cấp; lời khai, tài liệu do người thực hiện hành vi mua bán người cung cấp; lời khai, tài liệu do nạn nhân khác hoặc những người biết sự việc cung cấp.

B. Căn cứ vào: Tài liệu, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp; thông tin, tài liệu do cơ quan giải cứu nạn nhân cung cấp; thông tin, tài liệu do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cung cấp; thông tin, tài liệu do cơ quan, tổ chức khác trong nước cung cấp; tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cung cấp; lời khai, tài liệu do người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, người thân thích của họ cung cấp; lời khai, tài liệu do người thực hiện hành vi mua bán người cung cấp; lời khai, tài liệu do nạn nhân khác hoặc những người biết sự việc cung cấp; tài liệu, chứng cứ hợp pháp khác.

C. Căn cứ vào: Tài liệu, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp; thông tin, tài liệu do cơ quan giải cứu nạn nhân cung cấp; xem xét các dấu hiệu sau đây để xác định họ là nạn nhân như: Người đó được phát hiện, giải cứu cùng với nạn nhân khác; người đó đã có thời gian chung sống cùng với nạn nhân tại nơi các đối tượng thực hiện hành vi mua bán người giam giữ, quản lý và bị đối xử như nạn nhân này; người đó có dấu hiệu bị bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể, bị đối xử tàn tệ, bị thương tích, sợ hãi, hoảng loạn, trầm cảm, ốm yếu theo xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền hoặc bị xâm hại bởi hành vi nhằm mục đích vô nhân đạo khác.

Câu 13: Quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người bao gồm các nội dung nào sau đây?

A. Ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người; thực hiện công tác thống kê, báo cáo về phòng, chống mua bán người; thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người; chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người; có trách nhiệm phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người.

B. Ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người; thực hiện công tác thống kê, báo cáo về phòng, chống mua bán người; đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác phòng, chống mua bán người; nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người; khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống mua bán người; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người.

C. Ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người; khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống mua bán người; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người tại địa phương, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người.

D. Ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người; chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người; có trách nhiệm phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người tại địa phương, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người.

Câu 14: : Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024 quy định chế độ hỗ trợ là “Trợ giúp pháp lý” bằng các hình thức theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý đối với nội dung có liên quan đến vụ việc, vụ án mua bán người. Đối tượng nào sau đây sẽ được áp dụng chế độ hỗ trợ này?

A. Người được trợ giúp pháp lý là nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân của hành vi mua bán người và người dưới 18 tuổi đi cùng theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người.

B. Người được trợ giúp pháp ý là nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người và có khó khăn về tài chính.

C. Người được trợ giúp pháp lý là nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người.

D. Người được trợ giúp pháp lý là nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân của hành vi mua bán người và người dưới 18 tuổi đi cùng theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người có khó khăn về tài chính.

Câu 15: Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024 quy định nguyên tắc: “Nhà nước Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi”. Việc hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người phải thực hiện theo quy định nào sau đây?

A. Việc phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và của nước ngoài để giải quyết vụ việc về mua bán người được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp Việt Nam và nước có liên quan không cùng tham gia điều ước quốc tế thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện việc hợp tác quốc tế trên nguyên tắc có đi có lại, phù hợp với pháp luật của Việt Nam, pháp luật và tập quán quốc tế.

B. Việc phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và của nước ngoài để giải quyết vụ việc về mua bán người được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Việc tương trợ tư pháp trong phòng, chống mua bán người giữa Việt Nam và nước có liên quan được thực hiện trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước đó cùng là thành viên hoặc trên nguyên tắc có đi có lại, phù hợp với pháp luật của Việt Nam, pháp luật và tập quán quốc tế.

C. Việc phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và của nước ngoài để giải quyết vụ việc đưa nạn nhân là người nước ngoài về nước mà người đó có quốc tịch hoặc có nơi thường trú cuối cùng; áp dụng các biện pháp để việc đưa nạn nhân về nước được tiến hành trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan, thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam với các nước, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

D. Việc phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và của nước ngoài để giải quyết vụ việc về mua bán người được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có trách nhiệm hợp tác với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong việc giải cứu, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Trên đây là thông tin tham khảo về "Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2025 - Cuộc thi 1 chi tiết?"

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2025 - Cuộc thi 1 chi tiết?

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2025 - Cuộc thi 1 chi tiết? (Hình từ Internet)

Thể lệ Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2025?

Thể lệ Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai được quy định tại Thể lệ TẢI VỀ, cụ thể như sau:

- Cuộc thi được tổ chức bằng hình thức thi trực tuyến (Online) trên mạng Internet thông qua Hệ thống Cuộc thi được xây dựng và vận hành trên Trang thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Gia Lai tại địa chỉ đường dẫn liên kết (link) chính thức: https://pbgdpl.gialai.gov.vn/Cuoc-thi/Online-tim-hieu-phap-luatGia-Lai.

+ Ban Tổ chức Cuộc thi không tiếp nhận bài dự thi bằng giấy.

- Hình thức tham gia dự thi

+ Tham gia dự thi bằng hình thức cá nhân.

+ Mỗi cá nhân tham gia dự thi (sau đây gọi là người dự thi) có thể dự thi tối đa 02 lần/Cuộc thi thành phần.

+ Mỗi cá nhân được tham gia dự thi nhiều Cuộc thi thành phần và chỉ được xem xét trao giải thưởng có giá trị cao nhất theo kết quả dự thi được công nhận, công bố của Ban Tổ chức Cuộc thi.

+ Cuộc thi được tổ chức với 04 Cuộc thi thành phần diễn ra từ ngày 08/4/2025 đến ngày 10/5/2025, cụ thể như sau:

1. Cuộc thi 1

- Thời gian tổ chức: Từ 08h00’ ngày 08/4/2025 đến ngày 17h00’ ngày 14/4/2025.

- Chủ đề: “Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, gia đình, cá nhân trong phòng, chống mua bán người”.

- Nội dung thi: Tìm hiểu quy định của Luật Phòng, chống mua bán người 2024

- Tài liệu tham khảo: Luật Phòng, chống mua bán người 2024 và các văn bản khác có liên quan.

2. Cuộc thi 2

- Thời gian tổ chức: Từ 08h00’ ngày 15/4/2025 đến ngày 17h00’ ngày 21/4/2025.

- Chủ đề: “Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân, chủ động phòng ngừa, bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, bình đẳng giới trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ”.

- Nội dung thi: Tìm hiểu quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024.

- Tài liệu tham khảo: Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 và các văn bản khác có liên quan.

3. Cuộc thi 3

- Thời gian tổ chức: Từ 08h00’ ngày 22/4/2025 đến ngày 17h00’ ngày 28/4/2025.

- Chủ đề: “Bảo đảm lợi ích tốt nhất, công bằng, không kỳ thị, không phân biệt đối xử trong quá trình giải quyết vụ việc, vụ án có người chưa thành niên; thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phải bảo đảm đơn giản, thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành và khả năng nhận thức”.

- Nội dung thi: Tìm hiểu quy định của Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024.

- Tài liệu tham khảo: Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 và các văn bản khác có liên quan.

4. Cuộc thi 4

- Thời gian tổ chức1: Từ 08h00’ ngày 29/4/2025 đến ngày 17h00’ ngày 10/5/2025.

- Chủ đề: “Dữ liệu là tài nguyên, bảo vệ dữ liệu được thực hiện đồng bộ, chặt chẽ với xây dựng, phát triển dữ liệu. Nhà nước đảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng trong tiếp cận, khai thác và sử dụng dữ liệu”.

- Nội dung thi: Tìm hiểu quy định của Luật Dữ liệu 2024.

- Tài liệu tham khảo: Luật Dữ liệu 2024 và các văn bản khác có liên quan.

Cấu trúc thi

- Riêng Cuộc thi thành phần 04 được kéo dài thêm 05 ngày để phù hợp với thời gian được nghỉ lễ 30/4 và 01/5 năm 2025.

+ Bộ câu hỏi của mỗi Cuộc thi thành phần gồm có 15 câu hỏi trắc nghiệm.

+ Mỗi câu hỏi trắc nghiệm có 03 hoặc 04 đáp án trong đó chỉ có 01 đáp án đúng; người dự thi lựa chọn đáp án nào thì nhấp chọn đáp án đó, mỗi câu hỏi chỉ được chọn 01 đáp án.

+ Để đảm bảo tính cạnh tranh và phân loại: Hệ thống Cuộc thi sẽ tự động xáo trộn thứ tự các câu hỏi; thay đổi, sắp xếp lại thứ tự các đáp án của từng câu hỏi.

Các phần thi và điểm số

Bộ câu hỏi của mỗi Cuộc thi được chia thành 03 phần thi; tổng điểm tối đa mà mỗi cá nhân có thể đạt được trong một lượt dự thi là 10 điểm, cụ thể như sau:

+ Khởi động: Gồm có 04 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 0,45 điểm. Số điểm tối đa có thể đạt được ở phần thi này là 1,8 điểm.

+ Tăng tốc: Gồm có 08 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 0,65 điểm. Số điểm tối đa có thể đạt được ở phần thi này là 5,2 điểm.

+ Về đích: Gồm có 03 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 01 điểm. Số điểm tối đa có thể đạt được ở phần thi này là 03 điểm.

- Cách thức lưu điểm: Điểm số của mỗi lượt thi sẽ được Hệ thống Cuộc thi ghi nhận và lưu tự động sau khi người tham gia dự thi gửi bài dự thi thành công.

Nguyên tắc phòng, chống mua bán người là gì?

Nguyên tắc phòng, chống mua bán người được quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống mua bán người 2024, cụ thể như sau:

- Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; lấy nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân làm trung tâm; bảo đảm bình đẳng giới.

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa mua bán người; phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác hành vi quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người 2024.

- Giải cứu, tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân kịp thời, chính xác; giữ bí mật thông tin và không xúc phạm, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

- Bảo đảm nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân được sử dụng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được và được hưởng chế độ hỗ trợ phù hợp với tín ngưỡng, tôn giáo của họ trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam, phù hợp với độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, đặc điểm cá nhân của họ.

- Tùy từng trường hợp cụ thể và theo quy định của pháp luật có liên quan, nạn nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là hệ quả trực tiếp của hành vi mua bán người có thể không bị xử lý hành chính hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, gia đình, cá nhân trong phòng, chống mua bán người.

- Tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp liên ngành, chủ động, tích cực tham gia các tổ chức quốc tế, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống mua bán người trên cơ sở tuân thủ Hiến pháp, phù hợp với pháp luật của Việt Nam và pháp luật, tập quán quốc tế.

Luật Phòng, chống mua bán người 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025

Cuộc thi trực tuyến
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đáp án tuần 3 cuộc thi Tìm hiểu pháp luật tỉnh Bình Thuận đợt 1? Thời gian thông báo và trao giải thưởng Cuộc thi?
Pháp luật
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu pháp luật tỉnh Bình Thuận đợt 1? Cơ cấu giải thưởng cuộc thi như thế nào?
Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2025 - Cuộc thi 1 chi tiết?
Pháp luật
Link tham gia phòng tránh tai nạn bom mìn 2025 vnmac gov vn thi trực tuyến? https thitructuyen vnmac gov vn đăng nhập?
Pháp luật
Đáp án cuộc thi nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại ở Việt Nam 2025?
Pháp luật
Tổng hợp 03 bộ đáp án Cuộc thi bom mìn 2025? Đáp án cuộc thi trực tuyến nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn?
Pháp luật
Link vào thi Tìm hiểu 50 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu? Đăng nhập dự thi?
Pháp luật
Đáp án cuộc thi Biển đảo Tổ quốc và Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng năm 2025 tuần 1 thế nào?
Pháp luật
Đáp án tuần 2 cuộc thi Biển đảo Tổ quốc và Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng năm 2025 ra sao?
Pháp luật
Thể lệ Cuộc thi tìm hiểu 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân, 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cuộc thi trực tuyến
31 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cuộc thi trực tuyến

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cuộc thi trực tuyến

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào