Mẫu đơn tố cáo sản xuất hàng giả là thực phẩm, bán hàng giả, hàng kém chất lượng? Tội sản xuất hàng giả là thực phẩm có bị tử hình không?
Đơn tố cáo việc sản xuất hàng giả là thực phẩm, bán hàng giả, hàng kém chất lượng là gì?
Đơn tố cáo việc sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng (đặc biệt là thực phẩm) là văn bản do cá nhân hoặc tổ chức lập ra để gửi đến cơ quan có thẩm quyền (như công an, quản lý thị trường, ủy ban nhân dân, cơ quan an toàn thực phẩm...) nhằm tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của một cá nhân, tổ chức đang sản xuất hoặc kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu đơn tố cáo sản xuất hàng giả là thực phẩm, bán hàng giả, hàng kém chất lượng? Tội sản xuất hàng giả là thực phẩm có bị tử hình không? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn tố cáo việc sản xuất hàng giả là thực phẩm, bán hàng giả, hàng kém chất lượng? Tội sản xuất hàng giả là thực phẩm có bị tử hình không?
Hiện nay, Luật Tố cáo 2018 và các văn bản hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể Mẫu đơn tố cáo việc sản xuất hàng giả là thực phẩm, bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
Có thể tham khảo Mẫu đơn tố cáo việc sản xuất hàng giả là thực phẩm, bán hàng giả, hàng kém chất lượng dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu đơn tố cáo việc sản xuất hàng giả là thực phẩm, bán hàng giả, hàng kém chất lượng
*Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Tội sản xuất hàng giả là thực thẩm tại Điều 194 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 được quy định cụ thể như sau:
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
...
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên
b) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết 02 người trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
...
Theo đó, đối với tội sản xuất hàng giả là thực phẩm thì mức phạt tù cao nhất là chung thân. Án tử hình không áp dụng trong trường hợp phạm tội sản xuất hàng giả là thực phẩm.
Phạm tội sản xuất buôn bán hàng giả bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ theo Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 42 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định:
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Làm chết người;
h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
k) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
l) Buôn bán qua biên giới;
m) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết 02 người trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo đó, khi phạm tội sản xuất buôn bán hàng giả, cá nhân có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 đến 15 năm tùy theo từng mức độ, hành vi vi phạm, có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hay không thì sẽ có mức xử phạt hình sự khác nhau.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.







.png)


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mẫu tranh cổ động chủ đề khát vọng hoà bình? Quốc hội quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình theo trình tự nào?
- 3D mapping là gì? Tổng hợp hình ảnh 3D mapping tái hiện lịch sử tại Dinh Độc Lập năm 2025?
- Sáp nhập tỉnh xã: giảm bao nhiêu công chức, viên chức theo Quyết định 73? Điều kiện sáp nhập tỉnh?
- Ủy ban nhân dân là cơ quan gì? Quyết định của Ủy ban nhân dân phải được bao nhiêu thành viên UBND biểu quyết tán thành?
- Ví dụ và cách tính nghỉ hưu trước tuổi theo Thông tư 002 sửa đổi Thông tư 01 2025 hướng dẫn Nghị định 178 chi tiết?