Hơn 210000 cán bộ công chức cấp xã sau sáp nhập tỉnh xã 2025 được hưởng chế độ, chính sách nào theo Tờ trình 920?

Hơn 210000 cán bộ công chức cấp xã sau sáp nhập tỉnh xã 2025 được hưởng chế độ, chính sách nào theo Tờ trình 920?

Hơn 210000 cán bộ công chức cấp xã sau sáp nhập tỉnh xã 2025 được hưởng chế độ, chính sách nào theo Tờ trình 920?

Theo Tờ trình 920/TTr-BNV năm 2025 Tờ trình Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) (Tài liệu phục vụ thẩm định) tải về nêu rõ:

BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN LUẬT
...
Nội dung cơ bản của dự thảo Luật
...
2.1. Sửa đổi các quy định liên quan đến cán bộ, công chức khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã)
- Sửa đổi khái niệm cán bộ, công chức (tại Điều 2 dự thảo Luật), trong đó quy định cán bộ, công chức ở Trung ương, ở cấp tỉnh và cấp xã (bỏ cấp huyện); đồng thời, bỏ Chương V về cán bộ, công chức cấp xã trong Luật CBCC hiện hành. Theo đó, dự thảo Luật thống nhất quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp xã, không phân biệt công chức cấp xã với công chức cấp tỉnh, bảo đảm đúng chủ trương của Đảng về liên thông trong công tác cán bộ.
- Rà soát các quy định về thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức tại dự thảo Luật để phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (bỏ quy định thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện).
- Bổ sung quy định điều khoản chuyển tiếp để bảo đảm cán bộ, công chức cấp xã (hiện hành) được giữ nguyên số lượng biên chế cho đến khi hoàn thành việc rà soát, tinh giản, cơ cấu lại và sắp xếp theo vị trí việc làm của chính quyền địa phương; được bảo lưu mức tiền lương hiện hưởng cho đến khi bố trí việc làm mới theo quy định của Chính phủ; bảo đảm tính liên tục, không làm ảnh hưởng đến việc phục vụ hoạt động bình thường của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (Điều 53)9.

*9: Tính đến ngày 31/12/2024, số lượng cán bộ, công chức cấp xã là 212.606 người, trong đó có 92,4% tốt nghiệp đại học trở lên và 7,6% tốt nghiệp cao đẳng trở xuống. Theo đó, số lượng cán bộ, công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn chỉ chiếm tỷ lệ ít, sẽ được giải quyết theo chính sách bảo đảm lợi ích chính đáng theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, tính đến ngày 31/12/2024, số lượng cán bộ, công chức cấp xã là 212.606 người, trong đó có 92,4% tốt nghiệp đại học trở lên và 7,6% tốt nghiệp cao đẳng trở xuống.

Theo đó, nếu những đề xuất trong Tờ trình 920/TTr-BNV năm 2025 Tờ trình Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) (Tài liệu phục vụ thẩm định) được thông qua thì hơn 210000 cán bộ công chức cấp xã sau sáp nhập tỉnh xã 2025 được hưởng chế độ, chính sách sau:

+ Bổ sung quy định điều khoản chuyển tiếp để bảo đảm cán bộ, công chức cấp xã (hiện hành) được giữ nguyên số lượng biên chế cho đến khi hoàn thành việc rà soát, tinh giản, cơ cấu lại và sắp xếp theo vị trí việc làm của chính quyền địa phương;

+ Được bảo lưu mức tiền lương hiện hưởng cho đến khi bố trí việc làm mới theo quy định của Chính phủ; bảo đảm tính liên tục, không làm ảnh hưởng đến việc phục vụ hoạt động bình thường của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Ngoài ra, không phân biệt công chức cấp xã với công chức cấp tỉnh, bảo đảm đúng chủ trương của Đảng về liên thông trong công tác cán bộ.

Chú ý: số lượng cán bộ, công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn chỉ chiếm tỷ lệ ít, sẽ được giải quyết theo chính sách bảo đảm lợi ích chính đáng theo quy định của Chính phủ.

Thông tin "Hơn 210000 cán bộ công chức cấp xã sau sáp nhập tỉnh xã 2025 được hưởng chế độ, chính sách nào theo Tờ trình 920?" như trên.

Hơn 210000 cán bộ công chức cấp xã sau sáp nhập tỉnh xã 2025 được hưởng chế độ, chính sách nào theo Tờ trình 920?

Hơn 210000 cán bộ công chức cấp xã sau sáp nhập tỉnh xã 2025 được hưởng chế độ, chính sách nào theo Tờ trình 920? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn xã sau sáp nhập theo Dự thảo Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

Tại Điều 6 Dự thảo Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính, Bộ Nội vụ đề xuất quy định tiêu chuẩn và số lượng của đơn vị hành chính xã, phường sau sắp xếp như sau:

- Xã mới sau sắp xếp có đồng thời diện tích tự nhiên và quy mô dân số đạt từ 300% trở lên tiêu chuẩn của xã quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

Riêng đối với tiêu chuẩn quy mô dân số của xã miền núi, vùng cao hoặc có đường biên giới quốc gia trên đất liền mà có từ 30% trở lên dân số là người dân tộc thiểu số thì mức tối thiểu là 7.500 người.

- Phường mới sau sắp xếp có đồng thời diện tích tự nhiên từ 35km² trở lên; quy mô dân số từ 50.000 người trở lên; riêng phường ở miền núi, vùng cao có quy mô dân số từ 35.000 người trở lên.

- Trường sắp xếp từ 04 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thành 01 xã, phường mới thì không phải đánh giá tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Dự thảo.

- Trường hợp việc sắp xếp ĐVHC đã phù hợp với định hướng của cấp có thẩm quyền và bảo đảm các quy định của Nghị quyết này thì không xem xét điều kiện và không đánh giá tiêu chuẩn khác theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

- Tổng số lượng đơn vị hành chính xã, phường sau sắp xếp giảm tối thiểu 70% và giảm tối đa 75% so với tổng số lượng đơn vị hành chính cấp xã trước sắp xếp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trường hợp đặc biệt không thể đáp ứng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 6 Dự thảo thì Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Hồ sơ, trình tự thực hiện sáp nhập tỉnh, xã hiện nay?

Căn cứ tại Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định trình tự, thủ tục sáp nhập tỉnh, xã như sau:

(1) Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

(2) Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:

- Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;

- Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;

- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;

- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.

(3) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia dơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chú mương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới vớ đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.

(4) Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.

(5) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trinh Chính phủ và dược thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

(6) Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Sáp nhập tỉnh
Sắp xếp đơn vị hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hơn 210000 cán bộ công chức cấp xã sau sáp nhập tỉnh xã 2025 được hưởng chế độ, chính sách nào theo Tờ trình 920?
Pháp luật
Kết luận 130 và Kết luận 137 của Bộ Chính trị: đâu là căn cứ hoàn thiện đề án sáp nhập tỉnh, xã báo cáo BCHTW Đảng tại Hội nghị lần thứ 11?
Pháp luật
Đề án sáp nhập tỉnh, xã 2025 trình Quốc hội và UBTVQH dự kiến hoàn thành khi nào? Hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh, xã dự kiến có nội dung gì?
Pháp luật
Danh sách các tỉnh mới sau sáp nhập tỉnh thành 2025 có diện tích và quy mô dân số như thế nào?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh thành 2025 thì người hoạt động không chuyên trách cấp xã có được hưởng chế độ theo Nghị định 178?
Pháp luật
Kết quả sáp nhập tỉnh thành 2025 khi nào có? Thông qua Nghị quyết sáp nhập tỉnh thành 2025 khi nào?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh thành 2025 thì tỉnh nào trở thành thành phố trực thuộc Trung ương? Danh sách sáp nhập tỉnh thành 2025?
Pháp luật
Sáp nhập còn 34 tỉnh thành mới nhất 2025: Các tỉnh thành sáp nhập 2025 có vị trí địa lý liền kề nhau đúng không?
Pháp luật
Danh sách các tỉnh thành mới hình thành sau sáp nhập tỉnh thành 2025 dự kiến vận hành từ khi nào?
Pháp luật
Rút gọn bản đồ sáp nhập 63 tỉnh thành Việt Nam theo Tờ trình 624, yêu cầu 02 bản đồ cho tất cả ĐVHC thực hiện sắp xếp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập tỉnh
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
0 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sáp nhập tỉnh Sắp xếp đơn vị hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sáp nhập tỉnh Xem toàn bộ văn bản về Sắp xếp đơn vị hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào