Khu Ramsar là gì? Việc quản lý các khu Ramsar sẽ được đảm bảo thực hiện bằng những nguồn kinh phí nào?
Khu Ramsar là gì?
Theo khoản 4 Điều 2 Nghị định 66/2019/NĐ-CP quy định về Công ước Ramsar như sau:
Công ước Ramsar là tên viết tắt của Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Nghị định 66/2019/NĐ-CP về khu Ramsar như sau:
Khu Ramsar là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế được Ban thư ký Công ước Ramsar công nhận.
Theo quy định trên, Công ước Ramsar là tên viết tắt của Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế.
Và khu Ramsar là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế được Ban thư ký Công ước Ramsar công nhận.
Khu Ramsar (Hình từ Internet)
Việc quản lý các khu Ramsar được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 66/2019/NĐ-CP quy định về quản lý các khu Ramsar như sau:
Quản lý các khu Ramsar
1. Nội dung quản lý các hoạt động trong khu Ramsar:
a) Thực hiện các quy định đối với quản lý khu bảo tồn đất ngập nước;
b) Xây dựng và triển khai chương trình bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước; kế hoạch quản lý khu Ramsar; quan trắc, đánh giá sự biến động đặc tính sinh thái của khu Ramsar, định kỳ 06 năm một lần;
c) Thực hiện chế độ báo cáo, cung cấp thông tin về khu Ramsar theo yêu cầu của cơ quan đầu mối quốc gia Công ước Ramsar và báo cáo kịp thời sự biến đổi đặc tính sinh thái của khu Ramsar;
d) Thực hiện đánh giá hiệu quả quản lý các khu Ramsar và các yêu cầu về bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước của Ban thư ký Công ước Ramsar.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối quốc gia hướng dẫn thực hiện Công ước Ramsar; thành lập, vận hành hoạt động mạng lưới các khu Ramsar trên toàn quốc.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ đề cử, quản lý Các khu Ramsar và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của Công ước Ramsar tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo đó, việc quản lý các khu Ramsar được thực hiện theo những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 23 nêu trên.
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối quốc gia hướng dẫn thực hiện Công ước Ramsar. Đồng thời thành lập, vận hành hoạt động mạng lưới các khu Ramsar trên toàn quốc.
Và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ đề cử, quản lý Các khu Ramsar.
Đồng thời tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của Công ước Ramsar tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Việc quản lý các khu Ramsar sẽ được đảm bảo thực hiện bằng những nguồn kinh phí nào?
Theo Điều 27 Nghị định 66/2019/NĐ-CP quy định về tài chính cho quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước như sau:
Tài chính cho quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước
1. Các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước được chi từ các nguồn tài chính sau:
a) Ngân sách nhà nước cấp, gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được phân cấp theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Các nhiệm vụ chi từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật ngân sách nhà nước;
b) Đầu tư, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài;
c) Các nguồn thu được từ dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học, dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước và lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ tại vùng đất ngập nước theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước đảm bảo ngân sách chi thường xuyên cho các hoạt động sau:
a) Triển khai các hoạt động về bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quy định tại Điều 4 Nghị định này;
b) Vận hành bộ máy, các hoạt động quản lý khu bảo tồn đất ngập nước, khu Ramsar, các vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn và mạng lưới các khu Ramsar trên toàn quốc.
3. Ưu tiên ngân sách chi thường xuyên từ nguồn sự nghiệp môi trường cho các hoạt động, nhiệm vụ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.
Như vậy, việc quản lý các khu Ramsar sẽ được đảm bảo thực hiện bằng những nguồn kinh phí sau:
+ Ngân sách nhà nước.
+ Đầu tư, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài.
+ Các nguồn thu được từ dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học, dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước và lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ tại vùng đất ngập nước theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tại sao năm 2025 không có 30 Tết? Bao nhiêu năm nữa mới có 30 Tết? Năm 2025 NLĐ được nghỉ lễ, tết ngày nào?
- Có được quyền dán nhãn hàng hóa để xuất khẩu khi mua hàng hóa không nhãn tại Việt Nam hay không?
- Mẫu Báo cáo thành tích tập thể đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen? Hướng dẫn cách ghi Báo cáo thành tích tập thể?
- Mẫu thông báo Nghỉ Tết âm lịch và xét tính lương Tháng 13 dành cho doanh nghiệp file word mới nhất?
- Hướng dẫn minh chứng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập mới nhất?