Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích nằm trên địa bàn từ hai tỉnh do ai ban hành?
Khu bảo tồn đất ngập nước được phân thành những cấp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 66/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều kiện thành lập khu bảo tồn đất ngập nước
1. Khu bảo tồn đất ngập nước được phân cấp thành cấp quốc gia, cấp tỉnh và phân hạng thành vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan theo quy định của Luật đa dạng sinh học.
2. Vùng đất ngập nước được xem xét thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia khi:
a) Là vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được công bố;
b) Đáp ứng các tiêu chí của khu bảo tồn cấp quốc gia theo quy định của Luật đa dạng sinh học.
3. Vùng đất ngập nước được xem xét thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh khi:
a) Thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được công bố;
b) Đáp ứng các tiêu chí của khu bảo tồn cấp tỉnh theo quy định của Luật đa dạng sinh học.
Như vậy, theo quy định trên thì khu bảo tồn đất ngập nước được phân thành cấp quốc gia, cấp tỉnh phân hạng thành vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan theo quy định của Luật Đa dạng sinh học 2008.
Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích nằm trên địa bàn từ hai tỉnh do ai ban hành? (Hình từ Internet)
Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích nằm trên địa bàn từ hai tỉnh do ai ban hành?
Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 18 Nghị định 66/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước
1. Cơ quan quản lý khu bảo tồn xây dựng Quy chế quản lý khu bảo tồn sau khi được thành lập và trình cấp có thẩm quyền ban hành. Đối với Quy chế quản lý khu bảo tồn thuộc địa bàn của một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương phải có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
2. Nội dung cơ bản của Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước bao gồm:
a) Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng;
b) Ranh giới khu bảo tồn và phân khu chức năng;
c) Quản lý các hoạt động trong khu bảo tồn;
d) Quyền hạn, trách nhiệm của Tổ chức quản lý khu bảo tồn; các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có ranh giới hoặc diện tích nằm trong khu bảo tồn, vùng đệm khu bảo tồn và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến các hoạt động của khu bảo tồn;
đ) Nguồn lực và tổ chức thực hiện Quy chế.
3. Trách nhiệm ban hành Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương.
Như vậy, theo quy định trên thì Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích nằm trên địa bàn từ hai tỉnh do Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 66/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước
1. Kế hoạch quản lý khu bảo tồn là một nội dung của dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước.
2. Cơ quan lập dự án thành lập khu bảo tồn triển khai xây dựng kế hoạch quản lý khu bảo tồn theo nội dung cơ bản quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Nội dung cơ bản của kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước:
a) Tóm tắt điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; đa dạng sinh học, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên;
b) Mục tiêu, phạm vi quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn đất ngập nước;
c) Các phân khu chức năng của khu bảo tồn, các chương trình về bảo tồn, sử dụng bền vững và phục hồi đa dạng sinh học; kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn;
d) Các mối đe dọa đến khu bảo tồn đất ngập nước và hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững vùng đất ngập nước;
đ) Các đề tài, dự án ưu tiên và khái toán kinh phí vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư xây dựng khu bảo tồn đất ngập nước; kinh phí thường xuyên cho các hoạt động bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học;
e) Giải pháp và tổ chức thực hiện.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương; Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Kế hoạch quản lý khu bảo tồn thuộc thẩm quyền quản lý của bộ.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan lập dự án thành lập khu bảo tồn triển khai xây dựng kế hoạch quản lý khu bảo tồn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?