Khi xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân thì thời hạn phân công thẩm phán là bao lâu?
- Khi xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân thì thời hạn phân công thẩm phán là bao lâu?
- Trường hợp nào được phép từ chối thẩm phán được phân công xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân?
- Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân gồm những gì?
Khi xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân thì thời hạn phân công thẩm phán là bao lâu?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 về nhận và thụ lý hồ sơ như sau:
Nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Khi nhận được hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền chuyển đến, Tòa án phải vào sổ giao nhận; trường hợp hồ sơ không đủ tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 100, khoản 2 Điều 102 hoặc khoản 2 Điều 104 của Luật xử lý vi phạm hành chính thì Tòa án trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do.
2. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tòa án phải thụ lý và phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết.
Theo đó thì trong thời hạn 01 ngày kể từ khi Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chị nộp hồ sơ nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính sẽ thực hiện thụ lý và phân công thẩm phán xem xét, giải quyết.
Đồng thời việc phân công thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải thực hiện theo Điều 9 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 như sau:
Phân công Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 8 của Pháp lệnh này, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Đối với việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Thẩm phán được phân công phải có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục và hoạt động phòng ngừa người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
2. Thẩm phán được phân công phải từ chối xem xét, quyết định nếu có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
3. Trường hợp Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hoặc thuộc trường hợp phải từ chối xem xét, quyết định thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân (Hình từ Internet)
Trường hợp nào được phép từ chối thẩm phán được phân công xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân?
Căn cứ theo Điều 10 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 quy định có 4 trường hợp phải thay đổi, từ chối thẩm phán được phân công xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân gồm:
- Là người thân thích của người bị đề nghị.
- Đã tiến hành xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong cùng vụ việc đó.
- Đã tiến hành việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong cùng vụ việc đó.
- Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân gồm những gì?
Hiện nay được đề nghị áp dụng 3 biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân là đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Về hồ sơ đề nghị được quy định như sau:
- Căn cứ khoản 2 Điều 100 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (Được bổ sung bởi điểm e khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) thì hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:
+ Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng quy định tại khoản 1 Điều 99 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
+ Văn bản của Trưởng công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
- Căn cứ khoản 2 Điều 102 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (Được bổ sung bởi điểm e khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) thì hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
+ Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại Điều 101 và Điều 118 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
+ Văn bản của Trưởng công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
- Căn cứ khoản 2 Điều 104 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bao gồm:
+ Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 103 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
+ Văn bản của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?