Mẫu biên bản ghi nhận hiện trạng và khiếm khuyết hàng hóa tại thời điểm giao hàng hoặc sau khi phát hiện lỗi? Tải mẫu?
- Biên bản ghi nhận hiện trạng và khiếm khuyết hàng hóa là gì?
- Mẫu biên bản ghi nhận hiện trạng và khiếm khuyết hàng hóa tại thời điểm giao hàng hoặc sau khi phát hiện lỗi? Trách nhiệm đối với khiếm khuyết của hàng hoá cho thuê do bên nào chịu?
- Hàng hóa bị lỗi, hỏng trong quá trình sản xuất có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN?
Biên bản ghi nhận hiện trạng và khiếm khuyết hàng hóa là gì?
Biên bản ghi nhận hiện trạng và khiếm khuyết hàng hóa là văn bản được các bên soạn thảo, lập ra với mục đích xác nhận tình trạng thực tế của hàng hóa tại thời điểm giao nhận hoặc sau khi phát hiện lỗi.
Mẫu biên bản ghi nhận hiện trạng và khiếm khuyết hàng hóa tại thời điểm giao hàng hoặc sau khi phát hiện lỗi? Tải mẫu? (Hình từ Internet)
Mẫu biên bản ghi nhận hiện trạng và khiếm khuyết hàng hóa tại thời điểm giao hàng hoặc sau khi phát hiện lỗi? Trách nhiệm đối với khiếm khuyết của hàng hoá cho thuê do bên nào chịu?
Hiện nay, Luật Thương mại 2005 và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể Mẫu biên bản ghi nhận hiện trạng và khiếm khuyết hàng hóa tại thời điểm giao hàng hoặc sau khi phát hiện lỗi.
Có thể tham khảo Mẫu biên bản ghi nhận hiện trạng và khiếm khuyết hàng hóa tại thời điểm giao hàng hoặc sau khi phát hiện lỗi dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu biên bản ghi nhận hiện trạng và khiếm khuyết hàng hóa tại thời điểm giao hàng hoặc sau khi phát hiện lỗi
*Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ Điều 280 Luật Thương mại 2005 quy định về trách nhiệm đối với khiếm khuyết của hàng hoá cho thuê như sau:
Trách nhiệm đối với khiếm khuyết của hàng hoá cho thuê
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với khiếm khuyết của hàng hoá cho thuê được quy định như sau:
1. Trong thời hạn thuê, bên cho thuê phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá cho thuê đã có vào thời điểm hàng hóa được giao cho bên thuê, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
2. Bên cho thuê không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm giao kết hợp đồng mà bên thuê đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;
3. Bên cho thuê không chịu trách nhiệm đối với những khiếm khuyết của hàng hoá được phát hiện sau khi bên thuê chấp nhận hàng hoá cho thuê mà khiếm khuyết đó có thể được bên thuê phát hiện nếu thực hiện việc kiểm tra một cách hợp lý trước khi chấp nhận hàng hóa;
4. Bên cho thuê phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó xuất phát từ việc bên cho thuê vi phạm nghĩa vụ đã cam kết của mình.
Theo đó, tùy vào từng trường hợp, bên thuê hoặc bên cho thuê sẽ có trách nhiệm đối với khiếm khuyết của hàng hoá cho thuê.
Cụ thể, trừ trường hợp có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với khiếm khuyết của hàng hoá cho thuê được quy định như sau:
- Bên cho thuê phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó xuất phát từ việc bên cho thuê vi phạm nghĩa vụ đã cam kết của mình.
- Trong thời hạn thuê, bên cho thuê phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá cho thuê đã có vào thời điểm hàng hóa được giao cho bên thuê, trừ trường hợp sau:
+ Bên cho thuê không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm giao kết hợp đồng mà bên thuê đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;
+ Bên cho thuê không chịu trách nhiệm đối với những khiếm khuyết của hàng hoá được phát hiện sau khi bên thuê chấp nhận hàng hoá cho thuê mà khiếm khuyết đó có thể được bên thuê phát hiện nếu thực hiện việc kiểm tra một cách hợp lý trước khi chấp nhận hàng hóa.
Hàng hóa bị lỗi, hỏng trong quá trình sản xuất có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC có quy định như sau:
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
...
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.
Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
...
b) Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:
- Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
c) Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.
...
Căn cứ theo Công văn 796/TCT-CS năm 2023, Tổng cục Thuế giải đáp như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC quy định về các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, về nguyên tắc, trường hợp Công ty TNHH Dệt may Lee Hing Việt Nam có hàng hóa bị lỗi, hỏng trong quá trình sản xuất không tái chế lại được và phải thực hiện tiêu hủy không thuộc các trường hợp được quy định của pháp luật thuế TNDN thì giá trị hàng hóa bị tiêu hủy không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo đó, nếu hàng hóa bị lỗi, hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Trong trường hợp này, hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:
- Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lễ Diễu binh duyệt binh là gì? Diễu binh duyệt binh khác gì Diễu binh diễu hành? Quốc khánh 2 9 có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Việt Nam duyệt binh những năm nào? Hình ảnh các lần duyệt binh của Việt Nam? Duyệt binh 2025 kỷ niệm Quốc khánh 2 9 ra sao?
- Công văn 2441 hướng dẫn báo cáo kết quả lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013 như thế nào? Tải về Công văn 2441?
- Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời vào ngày tháng năm nào? Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Bác?
- GTA 6 khi nào ra mắt? GTA 6 ra mắt năm nào? Điều kiện hoạt động của quán net năm 2025 là gì?