Bỏ TAND cấp cao và cấp huyện, tổ chức tòa phá sản, sở hữu trí tuệ dự kiến ra sao? Hệ thống tòa án mới gồm mấy cấp?
Bỏ TAND cấp cao và cấp huyện, tổ chức tòa phá sản, sở hữu trí tuệ dự kiến ra sao? Hệ thống tòa án mới gồm mấy cấp?
Tại Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 đề xuất bỏ TAND cấp cao và cấp huyện, tổ chức tòa phá sản, sở hữu trí tuệ dự kiến.
Dự kiến tổ chức hệ thống tòa án mới thành mô hình tổ chức hệ thống Tòa án 3 cấp bao gồm: TAND tối cao; TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; TAND khu vực.
>> TẢI VỀ Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024
Theo đó, dự kiến bỏ TAND cấp cao và cấp huyện, tổ chức tòa phá sản, sở hữu trí tuệ được nêu tại khoản 13 Điều 1 Dự Thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi Điều 60 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 như sau:
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân khu vực
1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân khu vực bao gồm:
a) Các Tòa chuyên trách gồm Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Kinh tế, Tòa Hành chính, Tòa Gia đình và người chưa thành niên.
Thành lập các Tòa chuyên trách gồm Tòa Phá sản, Tòa Sở hữu trí tuệ tại một số Tòa án nhân dân khu vực. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa Phá sản, Tòa Sở hữu trí tuệ.
Trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ quy định tại khoản này và yêu cầu của thực tiễn xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân khu vực, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức các Tòa chuyên trách;
b) Bộ máy giúp việc;
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân khu vực.
2. Tòa án nhân dân khu vực có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án làm công tác thi hành án, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.
Trong đó, cơ cấu lại các TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thành TAND khu vực.
TAND khu vực có các Tòa chuyên trách gồm: Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Hành chính, Tòa Kinh tế, Tòa Gia đình và người chưa thành niên.
Dự thảo cũng bổ sung quy định tại một số TAND khu vực có Tòa Phá sản, Tòa Sở hữu trí tuệ, phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của các Tòa chuyên trách này do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định.
*Trên đây là thông tin về "Bỏ TAND cấp cao và cấp huyện, tổ chức tòa phá sản, sở hữu trí tuệ dự kiến ra sao? Hệ thống tòa án mới gồm mấy cấp?"
Bỏ TAND cấp cao và cấp huyện, tổ chức tòa phá sản, sở hữu trí tuệ dự kiến ra sao? Hệ thống tòa án mới gồm mấy cấp? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân là gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân được quy định tại Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, cụ thể như sau:
- Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp bao gồm quyền xét xử, quyết định về các tranh chấp, vi phạm pháp luật, về những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
- Khi thực hiện quyền tư pháp, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Xét xử, giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự (gồm vụ án dân sự và việc dân sự), vụ việc phá sản và vụ án, vụ việc khác theo quy định của pháp luật;
+ Giải quyết, xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật;
+ Quyết định những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật;
+ Phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của luật;
+ Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
+ Tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; phát triển án lệ;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án theo quy định của luật;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân là gì?
Số lượng Thẩm phán, biên chế của Tòa án được quy định tại Điều 146 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, cụ thể như sau:
Số lượng Thẩm phán, biên chế của Tòa án
1. Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật này.
2. Tổng biên chế của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân tại mỗi cấp Tòa án nhân dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi có ý kiến của Chính phủ.
4. Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân tại mỗi cấp Tòa án quân sự do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
5. Căn cứ vào tổng biên chế, số lượng Thẩm phán được giao, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân tại mỗi cấp Tòa án, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
a) Phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân của các Tòa án nhân dân;
b) Phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân của các Tòa án quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
6. Việc phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức năng, nhiệm vụ của Tòa án; quy mô dân số, diện tích tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội; tình hình tranh chấp, vi phạm pháp luật và tội phạm trong phạm vi địa bàn thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Theo đó, căn cứ phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân bao gồm:
- Vị trí việc làm, chức năng, nhiệm vụ của Tòa án;
- Quy mô dân số, diện tích tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội;
- Tình hình tranh chấp, vi phạm pháp luật và tội phạm trong phạm vi địa bàn thuộc thẩm quyền của Tòa án.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Chính sách đối với chuyên gia cao cấp theo Nghị định 92? Kinh phí thực hiện chính sách đối với chuyên gia cao cấp theo Nghị định 92?
- Kịch bản nguồn nước được xây dựng trên cơ sở nào? Nội dung chính của Kịch bản nguồn nước bao gồm những gì?
- Đại diện theo ủy quyền của đương sự vụ án dân sự có được đề xuất kháng nghị không? Đại diện theo ủy quyền của đương sự vụ án dân sự là ai?
- Các hoạt động quản lý nhà nước khác về bảo vệ môi trường thuộc nhiệm vụ của trung ương gồm những gì?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13522-2:2024 quy trình thử nghiệm tiêu chuẩn phản ứng với lửa đối với vật liệu phủ sàn ra sao?