Thống nhất bỏ Tòa án cấp cao, cấp huyện và Viện Kiểm sát cấp cao, cấp huyện thì hệ thống tổ chức mới thế nào?
Thống nhất bỏ Tòa án cấp cao, cấp huyện và Viện Kiểm sát cấp cao, cấp huyện thì hệ thống tổ chức mới thế nào?
>> ĐÃ CÓ Toàn văn Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 về sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025?
>> Đề án sáp nhập tỉnh 2025 chính thức
>> 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương sau sáp nhập
>> Bỏ công chứng sao y đối với các giấy tờ điện tử đã tích hợp trên VNeID?
Ngày 12/04/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII với 12 nội dung quan trọng.
Trong đó, tại Mục 5 Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất bỏ Tòa án cấp cao, cấp huyện và Viện Kiểm sát cấp cao, cấp huyện như sau:
5. Cơ bản thống nhất với các nội dung đề xuất của Bộ Chính trị và Đề án về phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; xây dựng hệ thống tổ chức đảng ở địa phương; chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Thông qua một số nội dung cụ thể tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị như sau:
...
- Về hệ thống tổ chức Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp: Đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân; hệ thống tổ chức Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân có 3 cấp: Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cấp tỉnh, cấp khu vực. Kết thúc hoạt động của Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện.
...
Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất bỏ Tòa án cấp cao, cấp huyện và Viện Kiểm sát cấp cao, cấp huyện.
Hệ thống tổ chức Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân có 3 cấp gồm:
- Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
- Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
- Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân cấp khu vực.
Thống nhất bỏ Tòa án cấp cao, cấp huyện và Viện Kiểm sát cấp cao, cấp huyện thì hệ thống tổ chức mới thế nào? (Hình từ Internet)
Hoàn thành sắp xếp hệ thống toà án, VKS ở địa phương khi nào?
Tại tiểu mục 1 Mục II Công văn 43-CV/BCĐ năm 2025 nêu rõ thời gian hoàn thiện triển khai sắp xếp hệ thống toà án, viện kiểm sát ở địa phương như sau:
Những nội dung, nhiệm vụ triển khai thực hiện sau khi có nghị quyết, kết luận của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII
1. Đối với các cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương, cấp ủy trực thuộc Trung ương
...
(5) Đảng ủy Tòa án nhân dân tối cao, Đảng ủy Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với các cấp ủy, tổ chức đảng liên quan triển khai sắp xếp hệ thống toà án, viện kiểm sát ở địa phương (hoàn thành trước ngày 30/6/2025); đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan để thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
Như vậy, sẽ triển khai sắp xếp hệ thống toà án, viện kiểm sát ở địa phương hoàn thành trước ngày 30/6/2025.
Hệ thống tổ chức Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay?
(1) Hệ thống tổ chức Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam:
Tại Điều 40 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định hệ thống tổ chức Viện kiểm sát nhân dân gồm:
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
- Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện).
- Viện kiểm sát quân sự các cấp.
(2) Hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân Việt Nam
Tại khoản 1 Điều 4 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân gồm:
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân cấp cao;
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
- Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Hành chính, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ, Tòa án nhân dân chuyên biệt Phá sản (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt);
- Tòa án quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực (sau đây gọi chung là Tòa án quân sự).










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Công chức bị khiển trách thì thời gian nâng lương sẽ bị kéo dài bao lâu? Công chức bị khiển trách trong các trường hợp nào?
- Dịch vụ tư vấn trong đấu thầu bao gồm những hoạt động gì? Điều kiện xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn như thế nào?
- Truyện truyền thuyết là gì lớp 6? Đặc điểm của truyện truyền thuyết? Giáo viên chủ nhiệm được cho phép học sinh nghỉ học 3 ngày liên tục?
- Sáp nhập Vĩnh Phúc Phú Thọ Hoà Bình: Diện tích sau sáp nhập Vĩnh Phúc Phú Thọ Hoà Bình là bao nhiêu?
- Triệu chứng điển hình của bệnh sởi là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh sởi một cách hiệu quả?