Chi tiết Lễ Khai mạc Festival Hoa Lan TPHCM lần 3? Quy định về việc đăng ký tổ chức lễ hội thế nào?
Chi tiết Lễ Khai mạc Festival Hoa Lan TPHCM lần 3?
Festival Hoa lan Thành phố Hồ Chí Minh lần III - năm 2025, tiếp tục lan tỏa và trở thành một hoạt động thiết thực quan trọng trong chuỗi các hoạt động chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Theo Mục I Thông cáo báo chí Festival Hoa Lan TPHCM lần III năm 2025(Tải về)
Chi tiết Lễ Khai mạc Festival Hoa Lan TPHCM lần 3 theo Thông cáo báo chí Festival Hoa Lan TPHCM lần III năm 2025 (Tải về) như sau:
- Thời gian: vào lúc 08 giờ 00 phút, ngày 16 tháng 5 năm 2025.
- Địa điểm: Công viên Tao Đàn - Đường Trương Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thành phần tham dự (khoảng 500 đại biểu): Đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công Thương và Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Môi trường phía Nam; đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân Thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, Lãnh sự quán các nước; Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh/thành; Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, các Sở - ngành, quận/ huyện; đại diện các Hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố; đại diện báo đài và các đơn vị có liên quan.
- Chương trình Lễ Khai mạc:
+ Đón tiếp đại biểu.
+ Chương trình nghệ thuật của Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen.
+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
+ Phát biểu chào mừng của Lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố.
+ Trao Bằng khen giải vàng và giải nhất Hội thi Hoa lan và Thư cám ơn Ban Giám khảo Hội thi Hoa lan.
+ Nghi thức khai mạc.
+ Đại biểu tham quan Festival Hoa lan
Chi tiết Lễ Khai mạc Festival Hoa Lan TPHCM lần 3? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tổ chức lễ hội - Festival Hoa Lan TPHCM lần 3?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về Nguyên tắc tổ chức lễ hội - Festival Hoa Lan TPHCM lần 3 như sau:
(1) Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
(2) Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
(3) Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
(4) Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
(5) Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
(6) Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
(7) Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Quy định về việc đăng ký tổ chức lễ hội?
Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về việc đăng ký tổ chức lễ hội như sau:
(1) Lễ hội phải đăng ký với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi tổ chức gồm:
- Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề do cơ quan trung ương tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp quốc gia) được tổ chức lần đầu.
- Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có từ 02 tỉnh trở lên tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp khu vực) được tổ chức lần đầu.
- Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
(2) Lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi tổ chức gồm:
- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp tỉnh được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên;
- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp tỉnh) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
(3) Lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tổ chức gồm:
- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp huyện được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên.
- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp huyện) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp xã được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên.
- Lễ hội truyền thống cấp huyện, cấp xã được tổ chức hàng năm nhưng có thay đổi về cách thức tổ chức, nội dung, địa điểm so với truyền thống.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sự kiện nổi bật ngày 14 tháng 5? Sự kiện trong nước 14 5? Sự kiện thế giới 14 5? 14 5 có phải lễ lớn?
- Kiểm toán kỹ thuật là gì? Tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy cần thực hiện kiểm toán kỹ thuật định kỳ trong bao lâu?
- Duyệt binh 2 9 2025 ở đâu? Lễ Quốc Khánh 2 9 2025 có duyệt binh không? Địa điểm duyệt binh 2 9?
- Cấm đường Hải Phòng 13 5 mấy giờ? Thời gian cấm đường 13 5 Hải Phòng chi tiết? Các tuyến đường lưu thông thay thế 13 5 Hải Phòng?
- Lời dẫn chương trình kỷ niệm 84 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh 15 5? Khẩu hiệu của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là gì?