Căn cứ phương án tổng thể sáp nhập xã của địa phương Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì theo Nghị quyết 35?
Thực hiện xây dựng phương án tổng thể sáp nhập xã như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 có quy định như sau:
Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2030
1. Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã quy định tại Nghị quyết này bao gồm các trường hợp thành lập, nhập, giải thể, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp huyện), xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã).
...
Theo đó, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã quy định tại Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 bao gồm các trường hợp thành lập, nhập, giải thể, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp huyện), xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã).
Cùng với đó, căn cứ theo Điều 7 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 quy định như sau:
Theo đó, việc thực hiện xây dựng phương án tổng thể sáp nhập xã có nội dung, cụ thể sau đây:
(1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của địa phương giai đoạn 2023 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030 theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 và gửi Bộ Nội vụ để xem xét, cho ý kiến.
(2) Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của địa phương cần nêu rõ các nội dung sau đây:
- Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp;
- Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp;
- Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp;
- Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã liền kề có điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính khi thực hiện phương án sắp xếp;
- Các đơn vị hành chính dự kiến hình thành sau sắp xếp;
- Các đơn vị hành chính đô thị dự kiến mở rộng địa giới hoặc thành lập mới;
- Các đơn vị hành chính dự kiến hình thành sau sắp xếp nhưng không đạt tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã;
- Kế hoạch, lộ trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn.
(3) Trên cơ sở phương án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của địa phương, Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, cơ quan trung ương có liên quan có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tiếp thu, hoàn thiện phương án tổng thể. Trường hợp cần thiết, Bộ Nội vụ tổ chức đoàn khảo sát hiện trạng các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã dự kiến sắp xếp.
Căn cứ phương án tổng thể sáp nhập xã của địa phương Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì theo Nghị quyết 35? (Hình từ Internet)
Căn cứ phương án tổng thể sáp nhập xã của địa phương Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì theo Nghị quyết 35?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 có quy định như sau:
Sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
1. Căn cứ phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập danh sách và dự kiến phương án xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương thuộc phạm vi quản lý kèm theo đề án. Các Bộ, cơ quan trung ương có đơn vị trực thuộc trên địa bàn đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp lập danh sách và dự kiến phương án sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công thuộc phạm vi quản lý, trường hợp không có nhu cầu sử dụng thì chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trụ sở để thực hiện sắp xếp, quản lý, sử dụng theo nhu cầu của địa phương.
2. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành phải hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, đơn vị tại đơn vị hành chính sau sắp xếp.
3. Việc bố trí, sử dụng trụ sở, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
4. Chính quyền địa phương các cấp chủ động cân đối, bố trí nguồn ngân sách để đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các trụ sở làm việc được tiếp tục sử dụng phục vụ hoạt động của đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp phù hợp với quy hoạch và điều kiện thực tế của địa phương.
Như vậy, căn cứ phương án tổng thể sáp nhập xã của địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập danh sách và dự kiến phương án xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương thuộc phạm vi quản lý kèm theo đề án.
Bên cạnh đó, các Bộ, cơ quan trung ương có đơn vị trực thuộc trên địa bàn đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp lập danh sách và dự kiến phương án sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công thuộc phạm vi quản lý, trường hợp không có nhu cầu sử dụng thì chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trụ sở để thực hiện sắp xếp, quản lý, sử dụng theo nhu cầu của địa phương.
Nguyên tắc sáp nhập xã được pháp luật quy định có nội dung như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 có hướng dẫn sau đây:
Theo đó, nguyên tắc sáp nhập xã được pháp luật quy định có nội dung bao gồm:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
- Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phải tuân thủ Hiến pháp, thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch nông thôn, quy hoạch đô thị hoặc các quy hoạch khác có liên quan.
- Chú trọng, cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cộng đồng dân cư, yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội.
- Chú trọng và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ, thống nhất cao về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; tổ chức lấy ý kiến cử tri trên địa bàn bảo đảm công khai, minh bạch và đúng quy định của pháp luật.
- Gắn việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; giải quyết chế độ, chính sách hợp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ đặc thù đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sau khi thực hiện sắp xếp.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Câu rút gọn là gì? Ví dụ, phân loại và tác dụng của câu rút gọn? Lớp mấy được học về đặc điểm câu rút gọn?
- 10 mẫu lập dàn ý cho bài văn tả một người lao động đang làm việc? Dàn ý tả người lao động chi tiết?
- Tại sao Giỗ Tổ Hùng Vương lại được chọn là ngày lễ lớn trong năm? Tiền lương vào ngày này có chịu thuế TNCN không?
- Tổng hợp bài phát biểu Đại hội đảng bộ 25 30? Thời gian thông báo khai mạc Đại hội Đảng bộ là khi nào?
- Viết đoạn văn ngắn về ước mơ làm ca sĩ hay nhất? Dàn ý chi tiết? Ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục?