Sau sáp nhập xã: cán bộ công chức lãnh đạo hưởng lương thế nào? Thời hạn đảm bảo số lượng lãnh đạo sau sáp nhập?
Sau sáp nhập xã: cán bộ công chức lãnh đạo hưởng lương thế nào?
Dựa theo quy định tại Mục 4 Hướng dẫn 26-HD/BTCTW năm 2023 thực hiện sắp xếp tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở những địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 do Ban Tổ chức Trung ương ban hành có nêu:
4. Về chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
...
- Cán bộ, công chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc giữ chức vụ lãnh đạo có phụ cấp chức vụ (bao gồm bầu cử, bổ nhiệm) thấp hơn lúc chưa sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhưng vẫn là cán bộ, công chức tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị ở đơn vị hành chính sau sắp xếp được hưởng nguyên lương, phụ cấp và bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ đại hội của tổ chức đó. Trường hợp thời hạn còn lại của nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời hạn bổ nhiệm dưới 06 tháng thì được bảo lưu tròn 06 tháng. Quá thời hạn trên, nếu bố trí sang chức vụ, chức danh mới thì thực hiện theo quy định của chức vụ, chức danh mới đó; nếu không được bầu, bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh lãnh đạo thì hưởng lương theo ngạch, bậc và phụ cấp (nếu có) hoặc nghỉ chế độ theo các quy định hiện hành.
...
Như vậy, chế độ lương của cán bộ công chức lãnh đạo sau sáp nhập xã được hướng dẫn cụ thể như sau:
- Cán bộ, công chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc giữ chức vụ lãnh đạo có phụ cấp chức vụ (bao gồm bầu cử, bổ nhiệm) thấp hơn lúc chưa sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhưng vẫn là cán bộ, công chức tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị ở đơn vị hành chính sau sắp xếp được hưởng nguyên lương, phụ cấp và bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ đại hội của tổ chức đó. Trường hợp thời hạn còn lại của nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời hạn bổ nhiệm dưới 06 tháng thì được bảo lưu tròn 06 tháng.
- Quá thời hạn trên, nếu bố trí sang chức vụ, chức danh mới thì thực hiện theo quy định của chức vụ, chức danh mới đó;
- Nếu không được bầu, bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh lãnh đạo thì hưởng lương theo ngạch, bậc và phụ cấp (nếu có) hoặc nghỉ chế độ theo các quy định hiện hành.
Sau sáp nhập xã: cán bộ công chức lãnh đạo hưởng lương thế nào? (Hình từ Internet)
Phải đảm bảo số lượng lãnh đạo sau sáp nhập xã theo đúng quy định trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 có quy định như sau:
Số lượng lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
...
3. Chậm nhất là 05 năm kể từ ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành, số lượng lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, tổ chức ở đơn vị hành chính sau sắp xếp phải bảo đảm đúng theo quy định. Trường hợp đặc biệt báo cáo Bộ Nội vụ để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Theo đó, chậm nhất là 05 năm kể từ ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành thì số lượng lãnh đạo ở các cơ quan, tổ chức sau sáp nhập phải bảo đảm đúng theo quy định.
Trường hợp đặc biệt báo cáo Bộ Nội vụ để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Có giảm số lượng cán bộ chuyên trách sau sáp nhập xã không?
Theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Hướng dẫn 26-HD/BTCTW năm 2023 về việc thực hiện sắp xếp tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở những địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 do Ban Tổ chức Trung ương ban hành như sau:
3. Về sắp xếp tổ chức bộ máy; bố trí cán bộ, công chức, viên chức
...
3.2. Ở cấp xã
...
b) Việc bố trí, sắp xếp cán bộ cấp xã sau khi sắp xếp đơn vị hành chính phải được tiến hành đồng bộ, liên thông giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị. Ưu tiên bố trí, sắp xếp cán bộ cấp xã có đủ phẩm chất, năng lực, tiêu chuẩn, điều kiện vào các chức danh tương đương hoặc ưu tiên giới thiệu bầu chức danh cán bộ ở đơn vị hành chính cấp xã khi có nhu cầu hoặc ưu tiên tuyển dụng làm công chức (cấp huyện, cấp xã) nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn.
c) Ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn cấp ủy trực thuộc xây dựng kế hoạch, lộ trình và thực hiện bố trí, sắp xếp để giảm số lượng cán bộ chuyên trách cấp xã, bảo đảm chậm nhất sau 60 tháng kể từ ngày quyết định thành lập tổ chức có hiệu lực thi hành thì thực hiện đúng theo quy định chung. Trường hợp đặc biệt, ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh báo cáo Ban Tổ chức Trung ương trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Như vậy, theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương thì khi thực hiện sáp nhập xã giai đoạn 2023-2030, Ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn cấp ủy trực thuộc xây dựng kế hoạch, lộ trình và thực hiện bố trí, sắp xếp để giảm số lượng cán bộ chuyên trách cấp xã, bảo đảm chậm nhất sau 60 tháng kể từ ngày quyết định thành lập tổ chức có hiệu lực thi hành thì thực hiện đúng theo quy định chung.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Câu rút gọn là gì? Ví dụ, phân loại và tác dụng của câu rút gọn? Lớp mấy được học về đặc điểm câu rút gọn?
- 10 mẫu lập dàn ý cho bài văn tả một người lao động đang làm việc? Dàn ý tả người lao động chi tiết?
- Tại sao Giỗ Tổ Hùng Vương lại được chọn là ngày lễ lớn trong năm? Tiền lương vào ngày này có chịu thuế TNCN không?
- Tổng hợp bài phát biểu Đại hội đảng bộ 25 30? Thời gian thông báo khai mạc Đại hội Đảng bộ là khi nào?
- Viết đoạn văn ngắn về ước mơ làm ca sĩ hay nhất? Dàn ý chi tiết? Ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục?