Hợp chất hữu cơ là gì? Ví dụ về hợp chất hữu cơ? Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ là yêu cầu cần đạt của học sinh lớp mấy?
Hợp chất hữu cơ là gì? Ví dụ về hợp chất hữu cơ?
Hợp chất hữu cơ (organic compound) là các hợp chất hóa học có chứa nguyên tố cacbon (C), có thể kết hợp với hiđro (H), ôxy (O), nitơ (N), lưu huỳnh (S), photpho (P) và một số nguyên tố khác, ngoại trừ một số hợp chất đơn giản như (trừ CO, CO2, axit cacbonic (H2CO3), muối: cacbonat, cacbua, xianua…).
Các hợp chất hữu cơ có thể có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc do các phản ứng nhân tạo.
Ví dụ về hợp chất hữu cơ và ứng dụng bao gồm:
(1) Hidrocacbon (chỉ chứa C và H)
- Metan (CH4): Thành phần chính của khí thiên nhiên.
- Etilen (C2H4): Dùng trong sản xuất nhựa PE.
- Benzen (C6H6): Dung môi hữu cơ quan trọng trong công nghiệp.
(2) Dẫn xuất của hidrocacbon (chứa nhóm chức)
- Rượu etylic (C2H5OH): Có trong rượu bia, dùng làm dung môi và sát khuẩn.
- Axit axetic (CH3COOH): Thành phần chính của giấm ăn.
- Etyl axetat (CH3COOCH2CH3): Dung môi trong sơn, nước hoa.
(3) Hợp chất hữu cơ có trong sinh học
- Glucose (C6H12O6): Đường đơn quan trọng trong cơ thể.
- Tinh bột [(C6H10O5)n]: Chất dự trữ năng lượng ở thực vật.
- Protein: Chuỗi dài của axit amin, cấu tạo nên cơ thể sinh vật.
(4) Polyme hữu cơ (cao phân tử)
- Polietilen (PE): Nhựa dùng để làm túi nilon, chai nhựa.
- Polivinyl clorua (PVC): Dùng trong ống nhựa, dây điện.
- Cao su thiên nhiên: Là polyisopren, có trong cây cao su.
...
Lưu ý: Thông tin "Hợp chất hữu cơ là gì? Ví dụ về hợp chất hữu cơ?" Chỉ mang tính chất tham khảo!
Hợp chất hữu cơ là gì? Ví dụ về hợp chất hữu cơ? Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ là yêu cầu cần đạt của học sinh lớp mấy? (Hình từ Internet)
Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ là yêu cầu cần đạt của học sinh lớp mấy?
Căn cứ vào Chương trình hóa học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù môn hoá học của lớp 11 được quy định như sau:
ĐẠI CƯƠNG HOÁ HỌC HỮU CƠ
- Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ; đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ.
- Phân loại được hợp chất hữu cơ (hydrocarbon và dẫn xuất).
- Nêu được khái niệm nhóm chức và một số loại nhóm chức cơ bản.
- Sử dụng được bảng tín hiệu phổ hồng ngoại (IR) để xác định một số nhóm chức cơ bản.
Như vậy, nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ; đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ là yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 11.
Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với loại hình giáo dục nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 8 Luật Giáo dục 2019 có quy định như sau:
Chương trình giáo dục
1. Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.
2. Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.
3. Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.
4. Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.
5. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện chương trình giáo dục và việc công nhận về giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều này.
Như vậy, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với loại hình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông
Bên cạnh đó, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn kể lại một truyền thuyết nước ngoài mà em yêu thích lớp 5 siêu hay, ấn tượng?
- Mẫu giấy đề nghị thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ?
- Công chức cấp xã có được tiếp nhận viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập vào làm hay không?
- Sự kiện Công giáo tháng 4 năm 2025 quan trọng? Cập nhật ngày lễ theo Lịch Công giáo tháng 4 năm 2025 quan trọng?
- Phương thức nộp tiền bồi hoàn hỗ trợ chi phí chính sách đầu tư của doanh nghiệp theo Nghị định 182?