Sự kiện Công giáo tháng 4 năm 2025 quan trọng? Cập nhật ngày lễ theo Lịch Công giáo tháng 4 năm 2025 quan trọng?
Sự kiện Công giáo tháng 4 năm 2025 quan trọng? Cập nhật ngày lễ theo Lịch Công giáo tháng 4 năm 2025 quan trọng?
"Theo Lịch Công giáo tháng 4 năm 2025 có những sự kiện quan trọng nào?".
Dưới đây là Lịch Công giáo tháng 4 năm 2025 có những sự kiện quan trọng như sau:
(1) 1/4 (Thứ Ba): Thứ Ba tuần IV Mùa Chay.
(2) 2/4 (Thứ Tư): Thánh Phanxicô Paola, ẩn tu; Thánh Đaminh Vũ Đình Tước, linh mục, tử đạo (1839).
(3) 3/4 (Thứ Năm): Thứ Năm tuần IV Mùa Chay.
(4) 4/4 (Thứ Sáu): Thánh Isiđôrô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh.
(5) 5/4 (Thứ Bảy): Thánh Vinh Sơn Ferrer, linh mục.
(6) 6/4 (Chúa Nhật): Chúa Nhật thứ V Mùa Chay, Thánh Vịnh Tuần I
(7) 7/4 (Thứ Hai): Thánh Gioan Baoti xita Lasan, linh mục.
(8) 8/4 (Thứ Ba): Thứ Ba tuần V Mùa Chay.
(9) 9/4 (Thứ Tư): Thứ Tư tuần V Mùa Chay.
(10) 10/4 (Thứ Năm): Thứ Năm tuần V Mùa Chay.
(11) 11/4 (Thứ Sáu): Thánh Stanislaô, giám mục, tử đạo.
(12) 12/4 (Thứ Bảy): Thứ Bảy tuần V Mùa Chay.
(13) 13/4 (Chúa Nhật): Chúa Nhật Lễ Lá – Tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu; Thánh Vịnh Tuần II
(14) 14/4 (Thứ Hai): Thứ Hai Tuần Thánh.
(15) 15/4 (Thứ Ba): Thứ Ba Tuần Thánh.
(16) 16/4 (Thứ Tư): Thứ Tư Tuần Thánh.
(17) 17/4 (Thứ Năm): Thứ Năm Tuần Thánh; Thánh lễ sáng: Thánh Lễ làm phép dầu, Thánh lễ chiều: Thánh Lễ Tiệc Ly.
(18) 18/4 (Thứ Sáu): Thứ Sáu Tuần Thánh – Tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu, buộc giữ chay và kiêng thịt
(19) 19/4 (Thứ Bảy): Thứ Bảy Tuần Thánh – Ngày thinh lặng, mong chờ ánh sáng Phục Sinh.
(20) 20/4 (Chúa Nhật): Lễ Phục Sinh – Lễ Trọng, mừng Chúa Giêsu sống lại, đem lại ơn cứu độ.
(21) 21/4 (Thứ Hai): Thứ Hai trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh.
(22) 22/4 (Thứ Ba): Thứ Ba trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh.
(23) 23/4 (Thứ Tư): Thứ Tư trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh.
(24) 24/4 (Thứ Năm): Thứ Năm trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh.
(25) 25/4 (Thứ Sáu): Thứ Sáu trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh.
(26) 26/4 (Thứ Bảy): Thứ Bảy trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh.
(27) 27/4 (Chúa Nhật): Chúa Nhật II Phục Sinh – Chúa Nhật về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.
(28) 28/4 (Thứ Hai): Thánh vịnh tuần II; Thánh Phêrô Chanel, linh mục, tử đạo. Thánh Luy Grignion Montfort, linh mục; Thánh Phaolô Phạm Khắc Khoan, linh mục; Thánh Phêrô Nguyễn Văn Hiếu và thánh Gioan Baotixita Đinh Văn Thành, thầy giảng, tử đạo (1840).
(29) 29/4 (Thứ Ba): Thánh Catarina Siêna, trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh.
(30) 30/4 (Thứ Tư): Thánh Piô V, Giáo hoàng.
*Lưu ý: Lịch trên chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi tùy theo quyết định của Hội đồng Giám mục Việt Nam hoặc giáo phận địa phương.
*Trên đây là thông tin "Sự kiện Công giáo tháng 4 năm 2025 quan trọng? Cập nhật Sự kiện Công giáo tháng 4 năm 2025 quan trọng?"
Sự kiện Công giáo tháng 4 năm 2025 quan trọng? Cập nhật ngày lễ theo Lịch Công giáo tháng 4 năm 2025 quan trọng? (Hình từ Internet)
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân Việt Nam?
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được nhà nước quy định tại Điều 24 Hiến pháp 2013, cụ thể như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Cụ thể, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định chi tiết tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Căn cứ tại Điều 3 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định như sau:
- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
- Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân.
- Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng đoàn thanh tra có cần phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra cho các thành viên đoàn thanh tra không?
- Thu hồi Giấy chứng nhận dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong trường hợp nào theo Nghị định 182?
- Quy định về ủy quyền cho chính quyền địa phương mới nhất? Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính thế nào?
- Hành vi bị nghiêm cấm tại cơ sở cai nghiện ma túy theo Quyết định 1567 mới nhất năm 2025?
- Tiêu chí thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ được quy định như thế nào?