Hội đồng nhân dân Thành phố Hải Phòng có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo Nghị quyết 169? Trách nhiệm giải quyết chế độ đối với công chức dôi dư?
Hội đồng nhân dân Thành phố Hải Phòng có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo Nghị quyết 169?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 169/2024/QH15 quy định về Hội đồng nhân dân Thành phố.
Theo đó, Hội đồng nhân dân Thành phố Hải Phòng có những nhiệm vụ và quyền hạn theo Nghị quyết 169/2024/QH15 như sau:
+ Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, trong đó bao gồm dự toán ngân sách của chính quyền địa phương cấp dưới; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết theo thẩm quyền; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;
+ Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố trên địa bàn quận, phường thuộc quận; giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân quận, Ủy ban nhân dân phường thuộc quận, Tòa án nhân dân quận, Viện kiểm sát nhân dân quận;
+ Bầu Hội thẩm tại Tòa án nhân dân quận theo giới thiệu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố trên cơ sở đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận; miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm tại Tòa án nhân dân quận theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố trên cơ sở đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân quận sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận;
+ Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, Chánh án Tòa án nhân dân quận, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quận. Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét việc trả lời chất vấn của người bị chất vấn.
Hội đồng nhân dân Thành phố Hải Phòng có nhiệm vụ là quyền hạn gì theo Nghị quyết 169? (Hình từ Internet)
Hội đồng nhân dân Thành phố Hải Phòng có trách nhiệm giải quyết chế độ đối với công chức dôi dư không?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị quyết 169/2024/QH15 quy định về tổ chức thực hiện như sau:
Tổ chức thực hiện
...
2. Hội đồng nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện Nghị quyết này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Ban hành các quy định cần thiết để triển khai thực hiện tổ chức chính quyền đô thị theo quy định của Nghị quyết này và hướng dẫn của Chính phủ; thực hiện phân cấp, ủy quyền cụ thể cho chính quyền địa phương ở quận, thành phố Thủy Nguyên và phường phù hợp với tổ chức quản lý đô thị và khả năng thực tiễn của từng địa phương;
c) Chỉ đạo rà soát, sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức làm việc ở quận, phường theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và Nghị quyết này; giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức dôi dư khi thực hiện Nghị quyết này và quy định, hướng dẫn của Chính phủ;
d) Nghiên cứu, đề xuất và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền các chính sách bổ sung khi thực hiện Nghị quyết này;
đ) Hội đồng nhân dân Thành phố được điều chỉnh thủ tục hành chính quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị quyết này theo nguyên tắc những nội dung phân cấp đã có quy định thủ tục hành chính thì điều chỉnh chủ thể thực hiện thủ tục hành chính trên cơ sở hồ sơ và trình tự, thủ tục theo quy định hiện hành của pháp luật, không làm phát sinh thêm thủ tục hành chính mới; ...
...
Theo đó, Hội đồng nhân dân Thành phố Hải Phòng có trách nhiệm giải quyết chế độ đối với công chức dôi dư khi thực hiện Nghị quyết 169/2024/QH15 và quy định, hướng dẫn của Chính phủ.
Như vậy, Hội đồng nhân dân Thành phố Hải Phòng có trách nhiệm giải quyết chế độ đối với công chức dôi dư
Hội đồng nhân dân thành phố Thủy Nguyên thành lập ban Kinh tế - Xã hội chịu trách nhiệm trong lĩnh vực nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 169/2024/QH15 quy định về Hội đồng nhân dân thành phố Thủy Nguyên như sau:
Hội đồng nhân dân thành phố Thủy Nguyên
...
b) Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Thủy Nguyên trên địa bàn phường trực thuộc; giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trực thuộc.
2. Hội đồng nhân dân thành phố Thủy Nguyên thành lập Ban Pháp chế - Đô thị và Ban Kinh tế - Xã hội để tham mưu, giúp Hội đồng nhân dân trong các lĩnh vực cụ thể sau đây:
a) Ban Pháp chế - Đô thị chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực thi hành Hiến pháp và pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới đơn vị hành chính; quy hoạch đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, giao thông, xây dựng, tài nguyên và môi trường, tổ chức cung cấp dịch vụ công;
b) Ban Kinh tế - Xã hội chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, chính sách tôn giáo.
Theo đó, việc Hội đồng nhân dân thành phố Thủy Nguyên thành lập ban Kinh tế - Xã hội chịu trách nhiệm trong lĩnh vực: kinh tế, ngân sách, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, chính sách tôn giáo.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được tổng hợp vào đâu? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định?
- Chính phủ báo cáo về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp tại kỳ họp thứ 9 đúng không?
- Khi lựa chọn nhà thầu bên mời thầu có phải thương thảo hợp đồng với nhà thầu hạng nhất không? Tải về mẫu thương thảo hợp đồng?
- Dân số TP Hồ Chí Minh tăng 142% so với hiện tại sau sáp nhập tỉnh? Mục tiêu và tầm nhìn phát triển TP Hồ Chí Minh theo Nghị quyết 31?
- Việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng diễn ra khi nào? Hồ sơ thẩm định thiết kế xây dựng có cần quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng không?