Ban của Hội đồng nhân dân bao gồm những ai? Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân do ai bầu ra theo quy định?
Ban của Hội đồng nhân dân bao gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 27 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân
...
3. Ban của Hội đồng nhân dân là cơ quan của Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân. Số lượng Ban và cơ cấu của Ban của Hội đồng nhân dân các cấp được quy định như sau:
a) Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa - Xã hội.
Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương thành lập Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa - Xã hội và Ban Đô thị.
Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã thành lập Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội.
Hội đồng nhân dân ở các tỉnh, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số có thể thành lập Ban Dân tộc;
b) Ban của Hội đồng nhân dân gồm có Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban và các Ủy viên;
c) Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách.
Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện không thể đồng thời là Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp;
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Ban của Hội đồng nhân dân bao gồm:
- Trưởng Ban
- Phó Trưởng Ban
- Các Ủy viên.
Ban của Hội đồng nhân dân bao gồm những ai? Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân do ai bầu ra theo quy định? (Hình từ Internet)
Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân do ai bầu ra?
Căn cứ vào Điều 34 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định như sau:
Bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương
1. Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Tại kỳ họp thứ nhất, Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân khóa trước.
Trường hợp khuyết Thường trực Hội đồng nhân dân thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định chủ tọa kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên chỉ định chủ tọa kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp dưới; Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của chủ tọa kỳ họp.
...
Như vậy, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Tại kỳ họp thứ nhất, Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân khóa trước.
Trường hợp khuyết Thường trực Hội đồng nhân dân thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định chủ tọa kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên chỉ định chủ tọa kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp dưới; Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của chủ tọa kỳ họp.
Hội đồng nhân dân miễn nhiệm Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân theo đề nghị của ai?
Căn cứ vào Điều 35 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định về từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu như sau:
Từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu
1. Người được Hội đồng nhân dân bầu nếu vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác mà không thể tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ thì có thể xin từ chức. Người xin từ chức phải làm đơn xin từ chức và gửi đến cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu Hội đồng nhân dân đã bầu chức vụ đó. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu Hội đồng nhân dân đã bầu chức vụ đó trình Hội đồng nhân dân miễn nhiệm người có đơn xin từ chức tại kỳ họp Hội đồng nhân dân gần nhất.
2. Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân.
3. Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân; miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân cùng cấp theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
4. Kết quả miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 34 của Luật này phê chuẩn.
Như vậy, Hội đồng nhân dân miễn nhiệm Trưởng ban của Hội đồng nhân theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Kết quả miễn nhiệm Trưởng ban của Hội đồng nhân dân phải được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 phê chuẩn.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được tổng hợp vào đâu? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định?
- Chính phủ báo cáo về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp tại kỳ họp thứ 9 đúng không?
- Khi lựa chọn nhà thầu bên mời thầu có phải thương thảo hợp đồng với nhà thầu hạng nhất không? Tải về mẫu thương thảo hợp đồng?
- Dân số TP Hồ Chí Minh tăng 142% so với hiện tại sau sáp nhập tỉnh? Mục tiêu và tầm nhìn phát triển TP Hồ Chí Minh theo Nghị quyết 31?
- Việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng diễn ra khi nào? Hồ sơ thẩm định thiết kế xây dựng có cần quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng không?