Chính phủ báo cáo về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp tại kỳ họp thứ 9 đúng không?
Chính phủ báo cáo về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp tại kỳ họp thứ 9 đúng không?
Theo Bảng phân công nhiệm vụ ban hành kèm theo Quyết định 918/QĐ-TTg năm 2024 như sau:
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
(cụ thể hóa Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 918/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
(cụ thể hóa Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 918/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Cấp trình | Thời gian hoàn thành | Ghi chú |
I. BỘ NỘI VỤ | ||||||
... | ... | ... | ... | |||
3 | Xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn già yếu đã nghỉ việc | Bộ Nội vụ | Các bộ, cơ quan có liên quan | Bộ trưởng Bộ Nội vụ | Tháng 7/2024 | Đã ban hành (Thông tư số 08/2024/TT-BNV) |
4 | Phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương nghiên cứu đánh giá, sơ kết Nghị quyết số 27-NQ/TW cho phù hợp với thực tiễn để trình Trung ương xem xét, quyết định | Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Các bộ, cơ quan liên quan | Năm 2026 | ||
5 | Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành và triển khai thực hiện hệ thống danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã | Bộ Nội vụ | Các bộ, cơ quan liên quan | Năm 2025 | ||
6 | Nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến chế độ nâng bậc lương và kéo dài thời hạn nâng bậc lương; sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức để trả lương, thưởng theo kết quả thực thi nhiệm vụ | Bộ Nội vụ | Các bộ, cơ quan liên quan | Năm 2024 và các năm sau | ||
7 | Kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và vấn đề phát sinh để xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý trong quá trình thực hiện các nội dung cải cách chính sách tiền lương | Bộ Nội vụ | Các bộ, cơ quan liên quan | Năm 2024 và các năm sau | ||
8 | Xây dựng Báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội theo quy định tại điểm đ Mục 6.2 Nghị quyết số 142/2024/QH15 | Bộ Nội vụ | Các bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, các Bộ ngành có liên quan | Chính phủ | Tháng 4 năm 2025 |
Như vậy, theo quy định trên Bộ Nội vụ xây dựng và Chính phủ trình Báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Chính phủ trình báo cáo về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp tại kỳ họp thứ mấy? (hình từ internet)
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 15 diễn ra vào tháng nào?
Theo tiểu mục 3 Mục 1 Nghị quyết 41/NQ-CP năm 2025
I. Về dự án Luật Tình trạng khẩn cấp
...
- Nghiên cứu bổ sung quy định về: (i) Trưng dụng các công trình trong tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh, (ii) Chế độ chính sách đối với người hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp; (iii) Duy trì hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính trong tình trạng khẩn cấp; (iv) Tình trạng khẩn cấp về sự cố bức xạ, hạt nhân; (v) Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ khi xảy ra tình trạng khẩn cấp về sự cố bức xạ, hạt nhân;
- Về kỹ thuật lập pháp, cần hạn chế việc sử dụng phương pháp liệt kê để bảo đảm tính khái quát, linh hoạt của dự thảo Luật.
3. Giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với dự án Luật tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV (tháng 5 năm 2025).
Như vậy, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 15 dự kiến diễn ra vào tháng 5 năm 2025
Mục tiêu cải cách tiền lương Nghị quyết 27 thế nào?
Theo mục 2 Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định về mục tiêu cải cách tiền lương đối với cán bộ công chức như sau:
(1) Mục tiêu tổng quát
Xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia một cách khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực; góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
(2) Mục tiêu cụ thể
* Từ năm 2018 đến năm 2020
- Đối với khu vực công
+ Tiếp tục điều chỉnh tăng mức lương cơ sở theo Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế; không bổ sung các loại phụ cấp mới theo nghề.
+ Hoàn thành việc xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới theo nội dung cải cách chính sách tiền lương, gắn với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết của Trung ương.
- Đối với khu vực doanh nghiệp
+ Thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
+ Thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước theo các nội dung của Đề án cải cách chính sách tiền lương được phê duyệt.
* Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
- Đối với khu vực công
+ Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
+ Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
+ Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
+ Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
+ Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
- Đối với khu vực doanh nghiệp
+ Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
+ Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đắk Lắk sáp nhập Phú Yên tổng diện tích tự nhiên là bao nhiêu? Trung tâm hành chính đặt tại đâu?
- Quảng cáo sữa giả là gì? Quảng cáo sữa giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự mới nhất?
- Quảng cáo gian dối được hiểu như thế nào? Người quảng cáo gian dối bị xử lý hình sự như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kỷ niệm 30 4 Ngày giải phóng miền Nam thống nhất Đất nước tổ chức diễu binh hay duyệt binh trong Lễ kỷ niệm?
- Đáp án cuộc thi Phụ nữ Thành phố viết tiếp bản hùng ca Tuần 1 (trắc nghiệm)? Https phunu hochiminhcity gov vn cuộc thi html?