Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ con gái của mẹ? Viết bài văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ?
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ con gái của mẹ? Viết bài văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ?
Dưới đây là mẫu tham khảo "Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ con gái của mẹ? Viết bài văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ?"
Mẫu số 1 - Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ con gái của mẹ
"Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ." Quả thật, trong suốt hành trình cuộc đời, người mà chúng ta mang ơn nhiều nhất chính là mẹ. Nhân vật người mẹ trong bài báo “Con gái của mẹ” (số ra ngày 24-8-2019) đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc về tình yêu thương bao la và sự hy sinh thầm lặng. Người mẹ ấy – chị Hà – là một người phụ nữ tần tảo. Khi con gái chỉ mới vài tháng tuổi, chị đã bế con rời quê hương để mưu sinh nơi đất khách. Dù nhiều người thương cảm, ngỏ ý nhận nuôi giúp để chị bớt gánh nặng, nhưng chị Hà quyết không rời xa con gái bé bỏng, dù cuộc sống có vất vả thế nào. Với chị, được ở bên con chính là niềm an ủi lớn nhất. Ngày con gái vào lớp một, chị hạnh phúc vỡ òa khi nhận được dòng chữ đầu tiên con viết: “Mẹ ơi, con yêu mẹ nhiều.” Những nhọc nhằn mưu sinh dường như tan biến khi con gái luôn chăm ngoan, học giỏi. Chính sự nỗ lực của con đã trở thành nguồn động lực to lớn giúp chị vượt qua mọi khó khăn để nuôi con khôn lớn. Bằng tình yêu thương vô bờ, người mẹ ấy đã dìu dắt, nuôi dưỡng Lam Anh trở thành một cô bé ngoan ngoãn, giỏi giang. Dù cuộc sống đầy rẫy cơ cực, chị vẫn dành cho con những điều tốt đẹp nhất, trở thành chỗ dựa vững chắc và suối nguồn yêu thương, giúp con gái tự tin, mạnh mẽ bước vào đời. Câu hát “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào” đã khắc họa trọn vẹn tấm lòng hy sinh cao cả và tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ trong câu chuyện cảm động này. |
Mẫu số 2 - Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ con gái của mẹ
“Con gái của mẹ” là những tâm sự đầy xúc động của mẹ con chị Nguyễn Thị Thu Hà về "quả ngọt" sau hành trình gian nan, vất vả nhưng tràn đầy nỗ lực của cô bé Lam Anh. Qua bài báo, ta cảm nhận sâu sắc tình mẫu tử thiêng liêng, đáng trân trọng. Nhân vật người mẹ trong bài báo “Con gái của mẹ” (số ra ngày 24-8-2019) đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc về tình yêu thương bao la và sự hy sinh thầm lặng. Người mẹ ấy – chị Hà – là một người phụ nữ tần tảo. Khi con gái mới vài tháng tuổi, chị đã bế con rời quê hương, chấp nhận xa xứ để mưu sinh. Nhiều người cảm thông cho hoàn cảnh khó khăn của chị, đã ngỏ ý nhận nuôi bé để chị bớt vất vả. Thế nhưng, dù cuộc sống có cơ cực đến đâu, chị Hà vẫn không đành lòng rời xa con gái bé bỏng của mình. Dẫu gánh nặng mưu sinh đè nặng trên vai, chị Hà vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc giản dị mà thiêng liêng khi con gái luôn ngoan ngoãn, học giỏi. Ngày con vào lớp một, chị đã không giấu được niềm xúc động khi đọc những dòng chữ đầu tiên con viết: “Mẹ ơi, con yêu mẹ nhiều.” Đối với chị, sự cố gắng và trưởng thành của con chính là động lực to lớn giúp chị vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục hy sinh để nuôi con khôn lớn. Bằng tình yêu thương bao la và sự kiên cường, người mẹ ấy đã nuôi dạy Lam Anh trở thành một cô bé ngoan ngoãn, tài giỏi. Dù cuộc sống đầy thử thách và gian truân, chị Hà vẫn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Chị không chỉ là chỗ dựa vững chắc mà còn là suối nguồn yêu thương, nâng bước con gái trên hành trình cuộc đời. Câu hát “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào” đã khắc họa trọn vẹn và sâu sắc tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ trong câu chuyện đầy cảm động này. |
Mẫu số 3 - Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ con gái của mẹ
Tình mẫu tử là một trong những tình cảm thiêng liêng và quý giá nhất của con người. Câu chuyện về mẹ con chị Nguyễn Thị Thu Hà trong bài báo “Con gái của mẹ” (số ra ngày 24-8-2019) đã khắc họa rõ nét sự hy sinh thầm lặng, cao cả của người mẹ dành cho con. Khi con gái chỉ mới vài tháng tuổi, chị Hà đã bế con rời quê hương, chấp nhận xa xứ để mưu sinh với mong ước mang lại cho con một cuộc sống tốt đẹp hơn. Cuộc sống nơi đất khách không hề dễ dàng – những ngày mưu sinh nhọc nhằn, những đêm dài thao thức vì lo lắng cho tương lai của con – tất cả đều trở thành gánh nặng trên đôi vai gầy của người mẹ nghèo. Thế nhưng, khi có người ngỏ ý nhận nuôi con giúp để chị bớt vất vả, chị đã kiên quyết từ chối. Với chị, dù có cực khổ đến đâu, chỉ cần được ở bên con, chăm sóc và chứng kiến con khôn lớn, đó chính là niềm an ủi và động lực lớn nhất để chị tiếp tục cố gắng. Niềm hạnh phúc giản dị nhưng thiêng liêng của chị Hà là những khoảnh khắc con gái trưởng thành từng ngày. Đặc biệt, khi con vào lớp một, chị đã xúc động khôn nguôi khi lần đầu tiên đọc được dòng chữ ngây thơ nhưng đầy yêu thương: “Mẹ ơi, con yêu mẹ nhiều.” Những lời nói giản dị ấy như xoa dịu mọi nỗi nhọc nhằn, tiếp thêm sức mạnh để người mẹ ấy kiên cường bước tiếp. Dù cuộc sống có bao khó khăn, chị vẫn luôn là chỗ dựa vững chắc, là suối nguồn yêu thương cho con gái. Chính tình yêu thương bao la và sự hy sinh ấy đã nuôi dưỡng Lam Anh trở thành một cô bé ngoan ngoãn, học giỏi. Sự nỗ lực của con gái chính là niềm tự hào, là động lực to lớn giúp chị vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Qua câu chuyện xúc động này, ta hiểu rằng tình mẫu tử không chỉ là sự yêu thương đơn thuần mà còn là sự hy sinh vô điều kiện. Dù cuộc đời có khốn khó ra sao, người mẹ vẫn sẵn sàng gánh chịu tất cả miễn là con được hạnh phúc. Câu hát “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào” chính là lời khẳng định trọn vẹn nhất về tình yêu vô bờ bến của mẹ – người luôn âm thầm hy sinh vì con, là điểm tựa vững chắc để con bước vào tương lai. |
Mẫu số 4 - Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ con gái của mẹ
"Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”… Vâng, từ xưa đến nay mỗi khi nhắc đến hình tượng người mẹ, chúng ta luôn nghĩ đến một tình cảm thật bao la, chân thành và ấm áp chứa chan bao tình yêu. Thật cao quý và may mắn biết bao đối với những ai còn mẹ. Lòng mẹ, cũng chính là tình mẫu tử. Đó là một thứ thiêng liêng, quý giá xuất phát từ tâm hồn long lanh như pha lê, dịu ngọt như dòng suối của mẹ dành cho đứa con thân yêu của mình. “Mẫu” là mẹ, “tử” là con. Hai từ này hầu như chưa bao giờ xa cách, ví như cho dù họ có cách xa bao lâu, bao xa thì tâm hồn của mẹ và con luôn hòa quyện vào nhau. Khi con còn bé thơ, từ lúc vừa chào đời đã được bàn tay của mẹ dỗ dành, nâng niu. Một chút lớn nữa, mẹ cũng là người đỡ từng bước đi đầu tiên. Khi đi học, cũng có những lúc con ham chơi khiến mẹ buồn lòng nhưng bà vẫn không bao giờ buồn hay hờn trách con, luôn chỉ bảo cho con thứ gì đúng, thứ gì sai. Tất cả những đều đấy đã đều chứng minh được thế nào là tình mẹ. Và con cũng đã đáp lại tình cảm ấy bằng sự thành công, sự hiếu thảo mà mỗi người đều có thể đạt được bằng chính sự nỗ lực của mình. Nhưng tình con dành cho mẹ không bao giờ bằng tình mẹ dành cho con. Đó cho ta thấy sự tuyệt diệu về đức hi sinh của người “mẫu”, người mẹ mà ta không thể lí giải được. Không thể không nói đến một số trưởng hợp ngoại lệ. Cũng đã có nhiều người mẹ nhẫn tâm vứt bỏ đi cốt nhục, những đứa con ruột thịt của mình không lí do. Tôi không thể hiểu được tại sao lại có người như thế. Những việc như vậy có đã để bị xã hội chê trách không? Hay sâu trong tâm hồn của họ đang nghĩ những gì, có ăn năn hối hận không? Chúng chỉ là những đứa trẻ thơ cần tình thương ấm áp, dịu ngọt của mẹ thôi mà… Họ đã vô tình làm vấy bẩn sự thiêng liêng cao quý của ba chữ vàng “tình mẫu tử“ mà chúng ta hằng nghĩ đến và yêu quý nó. Mẹ dành tình cảm cao quý, đầy sự hi sinh khắc khổ đó cho con thì con cũng phải đáp lại bằng những thứ thiêng gần như thế. Mẹ không bao giờ đòi hỏi nhiều ở con, luôn mong con thành đạt, hạnh phúc thì đó cũng chính là niềm vui của mẹ. Và đồng thời con cũng là niềm tin, là hi vọng, hoài bão của mẹ. Tất cả những gì tốt nhất cũng đều dành cho con. Những ai đang còn mẹ thì hãy biết quý trọng và giữ gìn nó. Có những thứ khi đã qua rồi thì không bao giờ lấy lại được. Tình cảm của mẹ như ánh sáng trên cao, bóng mát trên cao, như dòng sữa ngọt ngào. Cuộc đời thật công bằng biết bao khi đã cho cho mỗi người chúng ta thứ gọi là “tình mẫu tử"…. |
Mẫu số 5 - Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ con gái của mẹ
Cuộc sống con người có rất nhiều tình cảm thiêng liêng đáng quý, đáng trân trọng nhưng có lẽ tình cảm đẹp đẽ nhất không gì sánh bằng chính là tình mẫu tử. Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng mà mẹ dành cho con đồng thời là tình yêu thương, sự biết ơn, kính trọng mà người con dành cho mẹ mình. Từ tình yêu thương dành cho chúng ta, mẹ dành hết tâm huyết để chăm sóc, dạy dỗ ta nên người, hun đúc cho ta những tình cảm cao quý khác với một mong ước ta trở thành người có ích cho xã hội và có một tấm lòng lương thiện. Từ ý nghĩa cao đẹp đó, mỗi người con cần có trách nhiệm yêu thương mẹ, tích cực trau dồi kiến thức để trở thành một người hiền tài, luôn khắc ghi công lao to lớn của mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực, xứng đáng. Không gì thay thế được tình mẹ, không gì quý giá hơn tình mẹ, chính những nghĩa cử cao đẹp đó mà tình mẹ đã đi vào thơ ca từ lâu đời và nổi bật là câu thơ: “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.” |
Mẫu số 6 - Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ con gái của mẹ
Tình mẫu tử thiêng liêng chẳng thể nào đong đếm. Khi còn thơ bé, chúng ta nhận được sự chăm sóc của người mẹ. Đến khi lớn lên, mẹ lại trở thành điểm tựa tinh thần vô cùng vững chắc cho mỗi người. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, người mẹ cũng luôn dang rộng vòng tay ôm lấy những đứa con. Sự bao dung và tình yêu thương của mẹ bởi vậy mới vĩ đại đến nhường nào. Bởi vậy, chúng ta cần phải giữ gìn tình cảm tốt đẹp ấy. Mỗi người hãy tích cực nói yêu thương mẹ nhiều hơn, luôn ý thức sống tốt để mẹ cảm thấy tự hào. Bản thân em cũng ý thức được điều đó. Vì vậy, em luôn cố gắng học tập chăm chỉ, rèn luyện đạo đức hay thường xuyên giúp đỡ công việc nhà. Như vậy, mẹ có thể cảm thấy tự hào về em, bớt đi nỗi vất vả hằng ngày. Mỗi người hãy ý thức được giữ gìn và phát huy tình mẫu tử đáng trân quý này. |
Mẫu số 7 - Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ con gái của mẹ
Tình mẫu tử là tình cảm xuất phát từ hai phía, người mẹ và đứa con. Đối với người mẹ, đứa con giống như nguồn sống. Khi còn nằm trong bụng mẹ, con nhận được sự bao bọc. Mẹ chăm sóc cho con phát triển từng ngày. Đến khi con cất tiếng khóc chào đời, đó là giây phút hạnh phúc nhất của mẹ. Hành trình của cuộc đời con luôn có bóng dáng của mẹ. Dù trưởng thành, nhưng chỉ cần trở về vòng tay của mẹ, con đều trở nên bé nhỏ. Mỗi người con cần biết sống hiếu thảo, yêu thương người mẹ. Chúng ta hãy cố gắng học tập tốt, trở thành một người có ích cho xã hội để trở thành niềm từ hào của mẹ. Cuộc sống có muôn vẻ, không phải ai cũng may mắn có được hạnh phúc từ tình mẫu tử.Trong xã hội hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp không ít những câu chuyện người mẹ bỏ rơi, bạo hành con cái hoặc con cái ngược đãi mẹ. Mỗi người được sống trong sự yêu thương hãy cảm thấy hạnh phúc, trân trọng. Chính vì lẽ đó, mỗi người hãy cố gắng bảo vệ tình cảm tốt đẹp mà mình đang có. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi còn được ở bên những người mà chúng ta yêu thương. |
*Trên đây là mẫu tham khảo "Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ con gái của mẹ? Viết bài văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ?"
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ con gái của mẹ? Viết bài văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ? (Hình từ Internet)
Đặc điểm môn Văn trong chương trình giáo dục phổ thông thế nào?
Căn cứ theo Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Văn có nêu rõ đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông như sau:
Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.
Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...
Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.
Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.
Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.
Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Nhiệm vụ của học sinh tiểu học được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ của học sinh tiểu học được quy định tại Điều 34 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương thức biểu đạt hành chính công vụ là gì? Chương trình giáo dục phổ thông cần đảm bảo yêu cầu nào?
- Từ ghép chính phụ là gì? 20 từ ghép chính phụ ví dụ? Từ ghép chính phụ nằm trong chương trình học của lớp mấy?
- Tài khoản giao thông là gì? Đối tượng mở tài khoản giao thông là ai? Tài khoản giao thông bị khóa khi nào?
- Lịch thi đấu bóng chuyền Cúp Hùng Vương 2025? Lịch thi đấu bóng chuyền Cúp Hùng Vương hôm nay? Tranh Cúp Hùng Vương?
- Nghị định 72/2025/NĐ-CP về điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân theo cơ chế, thời gian thế nào?