Nghị định 72/2025/NĐ-CP về điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân theo cơ chế, thời gian thế nào?

Nghị định 72/2025/NĐ-CP về điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân theo cơ chế, thời gian thế nào?

Nghị định 72/2025/NĐ-CP về điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân theo cơ chế, thời gian thế nào?

Ngày 28 tháng 3 năm 2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định 72/2025/NĐ-CP về cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.

Cụ thể, Thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 03 tháng kể từ - lần điều chỉnh giá điện gần nhất.

Nguyên tắc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân như sau:

- Hằng năm, sau khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam công bố công khai chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2, giá bán lẻ điện bình quân năm N được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ vận hành hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, dịch vụ phụ trợ hệ thống điện và điều hành - quản lý ngành) và việc phân bổ các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.

- Trong năm, giá bán lẻ điện bình quân được xem xét điều chỉnh trên cơ sở cập nhật chi phí khâu phát điện, chi phí mua điện từ các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.

- Khi giá bán lẻ điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng.

- Khi giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.

- Giá bán lẻ điện bình quân được tính toán theo quy định tại Điều 4 Nghị định 72/2025/NĐ-CP. Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tính toán nằm ngoài khung giá, chỉ được xem xét điều chỉnh trong phạm vi khung giá do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam được điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán lẻ điện bình quân trong phạm vi khung giá theo cơ chế quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định này.

Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn giá bán lẻ điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát và báo cáo Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Chính phủ.

- Việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch.

Nghị định 72/2025/NĐ-CP về điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân theo cơ chế, thời gian thế nào?

Nghị định 72/2025/NĐ-CP về điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân theo cơ chế, thời gian thế nào? (Hình từ Internet)

Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân hằng năm?

Tại Điều 5 Nghị định 72/2025/NĐ-CP quy định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân hằng năm như sau:

(1) Trên cơ sở kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm N do Bộ Công Thương ban hành, chi phí sản xuất, kinh doanh điện năm N-2 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ước kết quả sản xuất kinh doanh điện năm N-1 (trong trường hợp chưa công bố chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-1), trước ngày 25 tháng 01 năm N Tập đoàn Điện lực Việt Nam tính toán giá bán lẻ điện bình quân theo công thức quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 72/2025/NĐ-CP, thực hiện yêu cầu về hồ sơ theo quy định tại mục (2) và thực hiện như sau:

+ Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tính toán giảm từ 1% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm giảm giá bán lẻ điện bình quân ở mức tương ứng.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương để kiểm tra, giám sát;

+ Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 2% đến dưới 5% so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lập hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân báo cáo Bộ Công Thương kiểm tra, rà soát và cho ý kiến.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công Thương có trách nhiệm có ý kiến bằng văn bản. Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân sau khi Bộ Công Thương có ý kiến.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương để giám sát;

- Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được phép điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai thực hiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương để giám sát;

- Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình, Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra, rà soát và gửi lấy ý kiến các bộ, cơ quan liên quan. Trên cơ sở ý kiến góp ý các bộ, cơ quan liên quan, Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét, cho ý kiến.

Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Chính phủ.

(2) Hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân hằng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm:

- Công văn báo cáo về phương án giá bán lẻ điện bình của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong đó bao gồm các đánh giá tình hình chi phí sản xuất kinh doanh điện các khâu;

- Các nội dung kèm theo Công văn báo cáo phương án giá bán lẻ điện bình quân hằng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm: nguyên tắc tính toán chi phí từng khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ vận hành hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, điều hành - quản lý ngành), trong đó có nguyên tắc dự kiến các thông số đầu vào như tỷ giá ngoại tệ, giá nhiên liệu trong nước và giá nhiên liệu nhập khẩu, giá các nhà máy điện dự kiến đưa vào vận hành trong năm tính toán nhưng chưa có hợp đồng mua bán điện; bảng tổng hợp kết quả tính toán chi phí từng khâu; bảng chi tiết số liệu tính toán chi phí từng khâu; các tài liệu, văn bản sử dụng làm căn cứ, cơ sở trong việc tính toán; thuyết minh các định mức chi phí và các đơn giá được sử dụng trong tính toán chi phí dự kiến năm N của các khâu (nếu có); thuyết minh các chi phí sản xuất kinh doanh điện chưa được tính vào giá bán lẻ điện nhưng đã được phân bổ vào giá thành sản xuất kinh doanh điện và số dư còn lại dự kiến phân bổ vào giá bán lẻ điện bình quân năm N; báo cáo đánh giá ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá điện đến chi phí mua điện của khách hàng sử dụng điện.

Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân trong năm?

Tại Điều 6 Nghị định 72/2025/NĐ-CP quy định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân trong năm như sau:

Trước ngày 25 tháng đầu tiên quý II, quý III và quý IV, Tập đoàn Điện lực Việt Nam xác định sản lượng điện thương phẩm thực tế của quý trước và tổng sản lượng điện thương phẩm cộng dồn từ đầu năm, ước sản lượng điện thương phẩm các tháng còn lại trong năm; xác định chi phí phát điện của quý trước liền kể, chi phí phát điện cộng dồn từ đầu năm (bao gồm cả chi phí mua điện từ các nhà máy cung cấp dịch vụ phụ trợ), ước chi phí khâu phát điện các tháng còn lại trong năm theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và cập nhật các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân để tính toán lại giá bán lẻ điện bình quân theo công thức quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 72/2025/NĐ-CP (các thông số khác giữ nguyên không thay đổi), thực hiện yêu cầu về hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 72/2025/NĐ-CP và thực hiện như sau:

- Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán lẻ điện bình quân tính toán thấp hơn từ 1% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm điều chỉnh giảm giá bán lẻ điện bình quân ở mức tương ứng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương để kiểm tra, giám sát;

- Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán lẻ điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành từ 2% đến dưới 5%, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lập hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân báo cáo Bộ Công Thương kiểm tra, rà soát và cho ý kiến.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công Thương có trách nhiệm có ý kiến bằng văn bản. Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân sau khi Bộ Công Thương có ý kiến.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương để giám sát;

- Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán lẻ điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành từ 5% đến dưới 10%, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được phép điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai thực hiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương để giám sát;

- Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán lẻ điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên, trên cơ sở hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân do Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình, Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra, rà soát và gửi lấy ý kiến các bộ, cơ quan liên quan. Trên cơ sở ý kiến góp ý của các bộ, cơ quan liên quan, Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét, cho ý kiến.

Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Chính phủ.

- Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán lẻ điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành từ 5% đến dưới 10%, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được phép điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai thực hiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương để giám sát;

- Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán lẻ điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên, trên cơ sở hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân do Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình, Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra, rà soát và gửi lấy ý kiến các bộ, cơ quan liên quan.

Trên cơ sở ý kiến góp ý của các bộ, cơ quan liên quan, Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Chính phủ.

Giá bán lẻ điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghị định 72/2025/NĐ-CP về điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân theo cơ chế, thời gian thế nào?
Pháp luật
Bên mua điện sinh hoạt có các hộ sử dụng điện dùng chung công tơ nhưng có hộ khẩu riêng thì áp dụng giá bán điện cho các hộ sử dụng theo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Giá bán lẻ điện là gì? Giá bán lẻ điện ở nông thôn, miền núi, hải đảo được quy định như thế nào?
Pháp luật
Giá bán lẻ điện được xác định như thế nào trong trường hợp người mua điện sử dụng điện cho nhiều mục đích khác nhau?
Pháp luật
Giá bán lẻ điện sinh hoạt mới được áp dụng từ ngày 09/11/2023? Mức giá điện cao nhất là bao nhiêu?
Pháp luật
Giá bán lẻ điện cho khối hành chính sự nghiệp từ 09/11/2023 theo Quyết định 2941/QĐ-BCT năm 2023?
Pháp luật
Chủ nhà cho thuê nhà trọ mà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định thì bị phạt hành chính bao nhiêu?
Pháp luật
Từ ngày 04/5 chính thức tăng giá điện lên 3%? Quy định mới nhất về giá bán lẻ điện sinh hoạt như thế nào?
Pháp luật
Từ 15/06/2023 sẽ xác định giá bán lẻ điện sinh hoạt theo quy định mới? Vì sao giá bán lẻ điện lại tăng lên?
Pháp luật
Sửa đổi quy định về giá bán lẻ điện trong tháng 8/2023? Trách nhiệm của Bộ Công thương theo Nghị quyết 124 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giá bán lẻ điện
21 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giá bán lẻ điện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giá bán lẻ điện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào