Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7887:2018 về Màng phản quang dùng cho biển báo hiệu đường bộ được quy định thế nào?
Những thuật ngữ, định nghĩa cần nắm trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7887:2018?
Căn cứ theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7887:2018 quy định trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa như sau:
- Màng phản quang (retroreflective sheeting):
Tấm nhựa mỏng, phẳng, mềm, trong suốt, có các hạt thủy tinh dạng thấu kính hoặc vi lăng kính, có tính năng phản quang đồng đều trên toàn bộ bề mặt. Mặt sau của màng phản quang được phủ sẵn lớp kết dính để gắn kết với tấm kim loại sạch làm biển báo hiệu đường bộ. Cấu tạo màng phản quang được mô tả chi tiết tại Hình 1.
- Phản quang (reflection): Hiện tượng phản xạ ánh sáng, trong đó các tia phản xạ có hướng gần trùng với hướng chiếu của tia sáng gốc, đặc tính này luôn được duy trì khi thay đổi hướng chiếu của tia sáng gốc.
- Hệ số phản quang (retroreflection coefficient): Tỷ số giữa hệ số cường độ sáng của một mặt phản xạ ánh sáng trên diện tích của chính mặt đó. Hệ số phản quang ký hiệu là candela trên lux trên mét vuông (cd.lx-1.m-2).
- Hệ số cường độ sáng (coefficient of luminous intensity): Tỷ số của độ sáng của bề mặt được nhìn từ một vị trí cụ thể (được chiếu sáng theo một cách nhất định) và độ sáng của bề mặt màu trắng phản xạ khuếch tán (được nhìn từ một vị trí tương tự).
- Trục chiếu sáng (illumination axis): Trục nối giữa vật phát sáng và tâm của bề mặt tấm thí nghiệm.
- Trục quan sát (observation axis): Trục nối giữa điểm quan sát và tâm của bề mặt tấm thí nghiệm.
- Góc tới (entrance angle): Góc giữa trục chiếu sáng và trục của vật phát quang.
- Góc quan sát (observation angle): Góc giữa trục chiếu sáng và trục quan sát.
- Màng phản quang chịu va đập (reboundable sheeting ): Màng phản quang có khả năng đàn hồi dùng để dán lên các dụng cụ dễ bị các tác động va đập nhằm phân luồng giao thông.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7887:2018 về Màng phản quang dùng cho biển báo hiệu đường bộ được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Xác định hệ số độ sáng ban ngày trong phương pháp thử Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7887:2018 thế nào?
Theo tiểu mục 7.4 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7887:2018 quy định xác định hệ số độ sáng ban ngày như sau:
- Thiết bị (quang phổ kế, máy đo màu) sử dụng để đo màu ban ngày cần có cấu hình chiếu sáng và quan sát 45/0 hay 0/45. Thiết bị chuẩn cần có khe hở 10° cho cả chiếu sáng lẫn quan sát. Sử dụng kích thước khe hở lệch với giá trị này có thể gây ảnh hưởng đến kết quả đo.
- Xác định màu ban ngày và hệ số độ sáng Y (%) cho vật phát sáng D65 và thiết bị quan sát 1931 CIE 2° theo quy định của ASTM E308, tiêu chuẩn thí nghiệm E1347, E1349, E2310 và tiêu chuẩn thực hành E991, E1164, E2152, E2153 (xem Phụ lục C TCVN 7887:2018). Hệ số độ sáng là tổng của hệ số độ sáng phản xạ và hệ số độ sáng huỳnh quang. Phép đo phổ kép cho các hệ số riêng biệt, trong khi phép đo theo phương pháp mô phỏng D65 cho giá trị tổng của chúng.
Đối với các mẫu huỳnh quang, điều cần thiết là, khi sự chiếu sáng vật lý của mẫu tương đương với vật chiếu sáng D65, đòi hỏi thiết bị có nguồn sáng được lọc thích hợp, nếu không thì cần sử dụng máy đo quang phổ kép phù hợp ASTM E2301 (xem Phụ lục C TCVN 7887:2018).
- Có ba loại thiết bị đo 45/0 (0/45): Hình vành khuyên, hình tròn và hình phẳng. Đo màng phản quang chứa các lăng kính bằng loại thiết bị hình tròn có thể cần nhiều lần đo. Đo màng phản quang chứa các lăng kính bằng loại thiết bị hình phẳng nhất thiết phải cần nhiều lần đo.
+ Nếu đo theo hình tròn, phòng thí nghiệm phải hiệu chỉnh để gần đúng với phép đo như theo hình vành khuyên. Điều này phụ thuộc vào tính chất quang học của mẫu và phải được phòng thí nghiệm xác định. Phép đo nhiều lần của cùng một diện tích mẫu ở các lần quay khác nhau có thể được tính trung bình để tăng sự gần đúng với phép đo theo hình vành khuyên.
+ Nếu đo theo hình phẳng thì các lần đo cần được thực hiện trên cùng diện tích của mẫu cho lần quay khác nhau vá giá trị đo được tính trung bình cho tất cả các lần quay, số lần quay cần đủ lớn để chấp nhận được gần đúng với phép đo theo hình vành khuyên, số lần đo phụ thuộc vào tính chất quang học của mẫu và phải được phòng thí nghiệm xác định.
Yêu cầu ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7887:2018 thế nào?
Căn cứ Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7887:2018 yêu cầu ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản như sau:
Các màng phản quang dạng tấm hoặc dạng cuộn đều phải đóng gói phù hợp với các tiêu chuẩn thương mại hiện hành hoặc theo điều kiện kỹ thuật áp dụng cho từng loại vật liệu do nhà sản xuất đăng ký. Mỗi đơn vị bao gói phải có nhãn ghi đầy đủ các thông tin sau:
- Tên, nhãn hiệu hay thương hiệu của cơ sở sản xuất;
- Số lô hoặc số sản xuất;
- Loại, nhóm và màu;
- Số lượng; kích thước;
- Ngày sản xuất;
- Thời gian bảo hành.
Tấm phản quang phải được bảo quản nơi thoáng mát, sạch sẽ và tránh ánh sáng mặt trời. Chế độ và thời gian bảo quản được ghi rõ trong tiêu chuẩn hay tài liệu yêu cầu kỹ thuật cho mỗi loại màng phản quang. Vận chuyển màng phản quang bằng nhiều loại phương tiện, khi chuyên chở bằng tàu hỏa, ô tô không có mui che, phải có biện pháp che nắng, tránh mưa nắng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?