Quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ không?
- Quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ không?
- Trách nhiệm của cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì?
- Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được điều chỉnh trong các trường hợp nào?
Quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ không?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 44/2024/NĐ-CP về thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc trung ương quản lý cho cơ quan quản lý tài sản ở trung ương, trừ tài sản quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc địa phương quản lý cho cơ quan quản lý tài sản ở địa phương, trừ tài sản quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do trung ương quản lý cho các cơ quan quản lý tài sản ở trung ương, ngoại trừ các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc địa phương quản lý cho các cơ quan quản lý tài sản ở địa phương, ngoại trừ các tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có kết cấu độc lập hoặc một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định là một đối tượng ghi sổ kế toán.
Trường hợp một hệ thống được giao cho nhiều cơ quan quản lý thì đối tượng ghi sổ kế toán là phần tài sản được giao cho từng cơ quan.
2. Cơ quan quản lý tài sản có trách nhiệm:
a) Mở sổ và thực hiện kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (hoặc kế toán tổng hợp trên cơ sở kế toán chi tiết của tổ chức hành chính trực thuộc hoặc đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc được phân cấp/ủy quyền/giao thực hiện công tác kế toán quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này) theo quy định của pháp luật về kế toán và quy định tại Nghị định này.
b) Thực hiện báo cáo tình hình tăng, giảm, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có trách nhiệm:
- Mở sổ và thực hiện kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (hoặc kế toán tổng hợp trên cơ sở kế toán chi tiết của tổ chức hành chính trực thuộc hoặc đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc được phân cấp/ủy quyền/giao thực hiện công tác kế toán quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 44/2024/NĐ-CP).
- Thực hiện báo cáo tình hình tăng, giảm, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được điều chỉnh trong các trường hợp nào?
Theo khoản 4 Điều 9 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
....
4. Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
a) Đánh giá lại giá trị tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khi thực hiện kiểm kê theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
b) Thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
c) Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (trong trường hợp giá trị bộ phận tài sản tháo dỡ đang được hạch toán chung trong nguyên giá tài sản), trừ trường hợp việc tháo dỡ để thay thế khi bảo trì công trình.
d) Lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trừ trường hợp lắp đặt để thay thế khi bảo trì công trình.
đ) Bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác (trừ trường hợp tài sản được khắc phục sự cố theo quy định của pháp luật về bảo trì đường bộ hoặc được khôi phục lại thông qua bảo hiểm, bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân có liên quan).
Như vậy, nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được điều chỉnh trong 5 trường hợp sau:
(1) Đánh giá lại giá trị tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khi thực hiện kiểm kê theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
(2) Thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
(3) Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (trong trường hợp giá trị bộ phận tài sản tháo dỡ đang được hạch toán chung trong nguyên giá tài sản), trừ trường hợp việc tháo dỡ để thay thế khi bảo trì công trình.
(4) Lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trừ trường hợp lắp đặt để thay thế khi bảo trì công trình.
(5) Bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác (trừ trường hợp tài sản được khắc phục sự cố theo quy định của pháp luật về bảo trì đường bộ hoặc được khôi phục lại thông qua bảo hiểm, bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân có liên quan).










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gửi hồ sơ hoàn thuế TNCN cơ quan bảo giải quyết chậm nhất là 06 ngày thì bao lâu được hoàn thuế?
- Quy định thuế giá trị gia tăng khi công ty bán sản phẩm xơ dừa thế nào? Thuế GTGT đối với sản phẩm thủ công từ xơ dừa quy định ra sao?
- Hồ sơ, trình tự công nhận tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt từ 01/7/2025 như thế nào? Quy định tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt ra sao?
- Quy định về sưu tầm tài liệu vào lưu trữ lịch sử từ 01/7/2025 như thế nào? Tài liệu nào thuộc diện sưu tầm vào lưu trữ lịch sử?
- Sinh viên sư phạm phải làm việc mấy năm trong ngành để không phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ? Hiện nay, sinh viên sư phạm được hỗ trợ bao nhiêu tiền?