Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14240-1:2024 (ISO 52018-1:2017) về tiện nghi nhiệt mùa hè của tòa nhà như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14240-1:2024 (ISO 52018-1:2017) về tiện nghi nhiệt mùa hè của tòa nhà như thế nào?
Bộ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14240-1:2024 (ISO 52018-1:2017) đánh giá hiệu quả năng lượng của tòa nhà đưa ra một số lượng lớn các chỉ số tổng thể và chỉ số thành phần như là kết quả đầu ra, có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14240-1:2024 (ISO 52018-1:2017) đề cập đến việc sử dụng theo yêu cầu của các chỉ số EPB thành phần liên quan đến kết cấu và cân bằng nhiệt của tòa nhà. Các khía cạnh cân bằng nhiệt liên quan đến cả nhu cầu sưởi ấm và làm mát và nhiệt độ thay đổi, đặc biệt là đối với nhiệt độ trong nhà quá nóng hoặc quá lạnh.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14240-1:2024 (ISO 52018-1:2017) có thể hỗ trợ cà các bên tư nhân và cơ quan quản lý nhà nước (và tất cả các bên liên quan tham gia vào quy trình quản lý) trong quá trình “hậu xử lý” các kết quả đầu ra này.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14240-1:2024 (ISO 52018-1:2017) cung cấp các bảng được tiêu chuẩn hóa để báo cáo, theo cách có cấu trúc và minh bạch, các lựa chọn được thực hiện đối với các yêu cầu EPB thành phần được đề cập trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14240-1:2024 (ISO 52018-1:2017). Các bảng không hạn chế, do đó cho phép linh hoạt theo quy định.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14240-1:2024 (ISO 52018-1:2017) về tiện nghi nhiệt mùa hè của tòa nhà được quy định tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14240-1:2024 (ISO 52018-1:2017), cụ thể như sau:
- Để tránh xác suất cao xảy ra các vấn đề về tiện nghi nhiệt vào mùa hè, và do đó cũng để giảm thiểu rủi ro rằng trong các tòa nhà không được làm mát, hệ thống làm mát chủ động được lắp đặt sau này, một yêu cầu cụ thể có thể được đặt ra đối với vấn đề quá nhiệt do tăng nhiệt độ.
- Khi làm như vậy, cần hết sức cẩn thận để tránh các tác động không mong muốn, chẳng hạn như bất kỳ sự phân biệt nào (trừ khi được mong muốn rõ ràng) giữa các tòa nhà được làm mát một cách chủ động và các tòa nhà khác, chẳng hạn do vô tình khuyến khích việc làm mát chủ động (ví dụ: do có sự khác biệt, tổng thể và/hoặc một phần, các yêu cầu EPB phải dễ dàng được đáp ứng hơn đối với các tòa nhà được làm mát). Việc này được thảo luận chi tiết hơn trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14240-2:2024 (ISO/TR 52018-2:2017).
- Nhiều chỉ số cỏ,thể được xem xét để thiết lập yêu cầu về tiện nghi nhiệt trong mùa hè.
Hai chỉ số khả thi về nguyên tắc có thể áp dụng cho tất cả các loại tòa nhà là thời gian (tính bằng giờ) hoặc thời gian có trọng số nhiệt độ (tính bằng giờ Kelvin [K-h]) trên nhiệt độ tham chiếu cố định, được xác định trên cơ sở cả năm trong điều kiện nhiệt độ thay đổi, được tính toán theo tiêu chuẩn có liên quan thuộc mô-đun EPB M2-2, cũng bao gồm phương pháp theo tháng để xác định nhiệt độ theo trọng số thời gian, về mặt logic, nhiệt độ tham chiếu phải phụ thuộc vào khí hậu của quốc gia hoặc khu vực (có tính đến sự thích nghi của con người với khí hậu địa phương).
- Bảng A.3 cung cấp định dạng được tiêu chuẩn hóa để báo cáo, nếu có thể áp dụng, chỉ số bằng số được sử dụng cho yêu cầu về tiện nghi nhiệt mùa hè do cơ quan quản lý quy định. Nếu áp dụng, các trường hợp ví dụ được đưa ra trong Bảng B.3.
CHÚ THÍCH 1: Không cần phải nói rằng mức độ nghiêm ngặt của yêu cầu thông thường phụ thuộc vào hạng loại tòa nhà (ví dụ do cường độ thu nhận nhiệt bên trong khác nhau và loại hoạt động được giả định, trang phục và kỳ vọng tiện nghi của người cư ngụ sử dụng tòa nhà).
CHÚ THÍCH 2: Chủ đề về sự tiện nghi thích ứng vào mùa hè (sử dụng nhiệt độ tham chiếu biến đổi) được thảo luận chi tiết hơn trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14240-2:2024 (ISO/TR 52018-2:2017).
Trên đây là thông tin về "Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14240-1:2024 (ISO 52018-1:2017) về tiện nghi nhiệt mùa hè của tòa nhà như thế nào?"
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14240-1:2024 (ISO 52018-1:2017) về tiện nghi nhiệt mùa hè của tòa nhà như thế nào? (Hình từ Internet)
Tòa nhà theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14240-1:2024 ra sao?
Tòa nhà được quy định tại tiểu mục 3.1.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14240-2:2024 (ISO/TR 52018-2:2017), cụ thể như sau:
Tòa nhà (building) Tổng thể công trình xây dựng bao gồm vỏ bao che và tất cả các hệ thống kỹ thuật trong đó năng lượng có thể được sử dụng để điều hòa môi trường bên trong tòa nhà và cung cấp nước nóng, chiếu sáng và các dịch vụ khác liên quan đến việc sử dụng tòa nhà.
CHÚ THÍCH 1: Khái niệm đề cập đến tòa nhà hữu hình như một tổng thể hoặc đến tất cả các phần của tòa nhà bao gồm các không gian và các hệ thống kỹ thuật của tòa nhà có liên quan đến việc đánh giá hiệu quả năng lượng.
CHÚ THÍCH 2: Các phần của một tòa nhà có thể nằm tách biệt nhưng đều cùng ở một địa điểm xây dựng của tòa nhà. VÍ DỤ: Căng tin hoặc nhà bảo vệ hoặc một hoặc nhiều phòng học của một ngôi trường trong một phần tách biệt của một tòa nhà; hoặc một không gian thiết yếu trong một ngôi nhà ở riêng lẻ (ví dụ: Phòng ngủ).
[Nguồn: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13469-1:2022 (ISO 52000-1:2017)].
Các loại tòa nhà theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14240-1:2024 ra sao?
Các loại tòa nhà được quy định tại tiểu mục 3.1.3 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14240-2:2024 (ISO/TR 52018-2:2017), cụ thể như sau:
Loại tòa nhà (building category)
Loại bộ phận đơn nguyên (unit category)
Phân loại tòa nhà và hoặc bộ phận đơn nguyên tòa nhà liên quan đến công năng sử dụng chính hoặc tình trạng đặc biệt của chúng nhằm mục đích phân biệt các quy trình đánh giá hiệu quả năng lượng và/ hoặc các yêu cầu hiệu quả năng lượng.
VÍ DỤ: Các tòa nhà được bảo tồn như là một bộ phận của một môi trường được thiết kế vì các giá trị kiến trúc hoặc lịch sử đặc biệt của chúng, tòa nhà từng được sử dụng làm nơi thờ cúng và thực hiện các nghi lễ tôn giáo, các tòa nhà ở riêng lẻ, (a) nhà ở riêng lẻ với các loại khác nhau; (b) tòa nhà chung cư; (c) Tòa nhà văn phòng công sở; (d) Tòa nhà giáo dục; (e) Bệnh viện; (f) Khách sạn và nhà hàng; (g) Cơ sở thể thao; (h) tòa nhà dịch vụ thương mại bán buôn và bán lẻ; (i) Trung tâm lưu trữ dữ liệu; (j) Các loại tòa nhà khác có tiêu thụ năng lượng.
CHÚ THÍCH 1: Các quy chuẩn xây dựng thường đưa ra các quy định phân biệt giữa các loại tòa nhà.
CHÚ THÍCH 2: Loại tòa nhà, ví dụ có thể cho biết việc đánh giá hiệu quả năng lượng có phải là bắt buộc hay không (ví dụ: Không bắt buộc đối với các tòa nhà tôn giáo hoặc lịch sử) cũng như các yêu cầu quy định tối thiểu về hiệu quả năng lượng (ví dụ: Đối với các tòa nhà mới);
Tại một số nước, hiệu quả năng lượng đo lường của một tòa nhà được quy định cho các loại tòa nhà cụ thể (ví dụ: Tòa nhà chung cư, tòa nhà công cộng quy mô lớn), v.v...Một cách phân loại khác là phân biệt giữa tòa nhà mới và hiện hữu và tòa nhà được cải tạo.
CHÚ THÍCH 3: Nhiều tòa nhà hoặc bộ phận đơn nguyên tòa nhà của một loại (công năng sử dụng) xác định có nhiều không gian thuộc các loại (công năng sử dụng) khác nhau; chẳng hạn một tòa nhà công sở có thể có cả nhà hàng;
CHÚ THÍCH 4: Việc phân loại một loại tòa nhà cũng có thể có tác động mạnh đến các phần khác của các quy chuẩn xây dựng, ví dụ: Quy định về an toàn (ví dụ: Lối thoát hiểm, cường độ chịu lực của sàn) hoặc chất lượng môi trường bên trong tòa nhà (ví dụ: Bội số trao đổi không khí tối thiểu).
[Nguồn: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13469-1:2022 (ISO 52000-1:2017)].










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Hóa chất: Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh của Cục Hóa chất quy định ra sao? 22 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay?
- Đội Thiếu niên Tiền phong được mang tên Bác Hồ từ khi nào? Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh học sinh được nghỉ học không?
- Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang trường đại học tư thục tên gì theo Quyết định 848?
- Nhựa gia dụng là gì? Thông tư 29 quy định về ngành công nghiệp sản xuất nhựa áp dụng với cơ sở sản xuất nhựa gia dụng thế nào?
- Bộ Công thương là cơ quan gì? 05 nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về an toàn kỹ thuật công nghiệp có nội dung thế nào?