Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14213-2:2024 về các yêu cầu chính khi thi công tường barrette ra sao?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14213-2:2024 về yêu cầu chính khi thi công tường barrette ra sao?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14213-2:2024 áp dụng cho việc thi công tấm tường (panel) của tường barrette.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14213-2:2024 quy định các yêu cầu cơ bản khi thi công, kiểm tra và nghiệm thu quá trình xây dựng tấm tường của tường barrette.
Theo đó, các yêu cầu chính khi thi công tường barrette được quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14213-2:2024, cụ thể như sau:
- Công tác tổ chức thi công tường barrette cần tuân thủ các yêu cầu của TCVN 4055. Ngoài ra, trước khi thi công cần có các biện pháp bảo vệ các tòa nhà xung quanh và công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm lân cận (nếu cần thiết).
CHÚ THÍCH 1: Cần xác định các biện pháp bảo vệ ở giai đoạn chuẩn bị số liệu cho việc soạn thảo HSTK, được hình thành dựa trên kết quả phân tích địa kỹ thuật về ảnh hưởng có thể của việc thi công tường barrette đối với tình trạng kỹ thuật của các công trình lân cận.
CHÚ THÍCH 2: Khi tổ chức và thi công tường barrette, trước khi bắt đầu công việc, phải bảo đảm an toàn công việc đối với công trình hiện hữu xung quanh và trong trường hợp có thể nguy hiểm, cần thông báo cho đại diện của tổ chức thiết kế để đưa ra quyết định cuối cùng.
- Dọc theo tuyến thiết kế tường barrette và khu vực xây dựng tường barrette, phải di dời tất cả các công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trên và dưới mặt đất, sau khi chúng bị đóng bởi tổ chức vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật.
CHÚ THÍCH: Nếu không thể di dời công trình hạ tầng kỹ thuật, chỉ được phép thực hiện công việc sau khi các công trình hạ tầng kỹ thuật bị đóng (khi có tài liệu phù hợp) dưới sự giám sát trực tiếp của Chỉ huy trưởng công trường, ngoài ra trong khu vực an toàn của công trình hạ tầng kỹ thuật hiện hữu - dưới sự giám sát của nhân viên của tổ chức vận hành tương ứng.
- Để bảo đảm sự ổn định của tường barrette trong quá trình đào hố đến chiều sâu thiết kế, có thể phải sử dụng các phương pháp gia cường khác nhau.
- Khi thi công tường barrette phải tổ chức và thực hiện kiểm tra liên tục chất lượng các vật liệu và sản phẩm được sử dụng, cũng như việc thực hiện các hoạt động công nghệ do HSTKBVTC quy định.
CHÚ THÍCH: Danh sách các hoạt động công nghệ chính chịu sự kiểm tra bắt buộc được nêu trong Phụ lục B.
- Trình tự thi công tường barrette nhất thiết phải được quy định trong HSTKBVTC và bao gồm các giai đoạn thực hiện chính sau:
+ Công việc chuẩn bị;
+ Công việc khi thi công tường barrette;
+ Nghiệm thu và bàn giao công việc.
*Trên đây là thông tin về "Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14213-2:2024 về các yêu cầu chính khi thi công tường barrette ra sao?"
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14213-2:2024 về các yêu cầu chính khi thi công tường barrette ra sao? (Hình từ Internet)
Công việc chuẩn bị khi thi công tường barrette là gì?
Công việc chuẩn bị khi thi công tường barrette được quy định tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14213-2:2024, cụ thể như sau:
- Trước khi bắt đầu tiến hành thi công tường barrette cần phải:
+ Kiểm tra sự phù hợp của giải pháp về kết cấu và công nghệ thi công tường barrette đã được chấp nhận trong HSTK và HSTKBVTC, về điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn, xây dựng và môi trường thực hiện công việc;
+ Đánh giá ảnh hưởng có thể có của các quy trình công nghệ thi công tường barrette đến tình trạng kỹ thuật của các công trình lân cận.
CHÚ THÍCH 1: Nếu phát hiện có sai lệch so với HSTK và HSTKBVTC về thông tin hoặc số liệu không đầy đủ về tình trạng và đặc điểm của đất nền công trường, cũng như không gian phân bố của chúng, cần phải làm rõ các điều kiện địa chất công trình của khu vực xây dựng.
CHÚ THÍCH 2: Việc làm rõ các điều kiện địa chất công trình khu vực xây dựng phải được thực hiện bằng cách sử dụng hố khoan kiểm tra (làm rõ), số lượng và vị trí các hố khoan trên mặt bằng phải được chỉ định bởi tổ chức thiết kế.
CHÚ THÍCH 3: Kết quả của việc làm rõ điều kiện địa chất công trình khu vực xây dựng là cơ sở để điều chỉnh hoặc thay đổi trong HSTK và HSTKBVTC.
- Trước khi bắt đầu tiến hành thi công tường barrette cần phải tiến hành nghiệm thu HSTK và HSTKBVTC.
Khi nghiệm thu HSTK cần phải tiến hành phân tích kinh tế - kỹ thuật cho:
+ Các giải pháp thiết kế thi công tường barrette và sự tuân thủ của chúng với các điều kiện địa chất công trình và xây dựng;
+ Máy móc và thiết bị công nghệ được sử dụng cho thi công tường barrette;
+ Vật liệu và sản phẩm được sử dụng cho tường barrette.
Khi nghiệm thu HSTKBVTC cần:
+ Đánh giá ảnh hưởng có thể có của các yếu tố tự nhiên - khí hậu và nhân tạo khác nhau đến quy trình công nghệ thi công tường barrette và chất lượng công việc thực hiện;
+ Kiểm tra sự phù hợp của vật liệu, máy móc và thiết bị công nghệ được chấp nhận cho thi công tường barrette theo các điều kiện tự nhiên - khí hậu, địa chất công trình và xây dựng.
CHÚ THÍCH: Những bất đồng được phát hiện khi nghiệm thu HSTK và HSTKBVTC, phải được thống nhất với tổ chức thiết kế và Chủ đầu tư.
- Trước khi bắt đầu tiến hành thi công tường barrette phải tiến hành khảo sát xác nhận hiện trạng công trình và khu vực lân cận:
+ Làm rõ vị trí thực tế của các công trình xây dựng và công trình đang hoạt động, cũng như các công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trên và dưới mặt đất hiện hữu, có khả năng ảnh hưởng đến quy trình công nghệ thi công tường barrette;
+ Kiểm tra sự hiện hữu có thể có trong khu vực xây dựng tường barrette mà không được kể đến trong HSTK của các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm và công trình bị che lấp;
+ Đánh giá tình trạng kỹ thuật thực tế của các công trình lân cận và ảnh hưởng có thể có của thi công tường barrette đến độ lún và biến dạng của chúng;
+ Tổ chức, trong trường hợp cần thiết, theo dõi độ lún và biến dạng có thể có của các công trình lân cận trong quá trình thi công tường barrette.
CHÚ THÍCH 1: Khảo sát tình trạng kỹ thuật thực tế của các công trình lân cận phải được thực hiện bởi một tổ chức chuyên môn.
CHÚ THÍCH 2: Kết quả đánh giá tình trạng kỹ thuật thực tế của các công trình lân cận là cơ sở để tiến hành thay đổi và bổ sung trong HSTKBVTC cho thi công tường barrette.
-Thành phần công việc chuẩn bị được chỉ định trong HSTKBVTC và phải bao gồm:
+ Rào chắn và lập các biển hiệu cảnh báo tại khu vực xây dựng và khu vực nguy hiểm;
+ Bố trí khu vực xây dựng theo cả phương thẳng đứng;
+ Bố trí đường tạm và đường kỹ thuật, trong trường hợp cần thiết, lắp đặt đường bằng các tấm bê tông cốt thép cho phương tiện vận tải, xây dựng và máy khoan;
+ Bố trí phòng sinh hoạt và phụ trợ cho công nhân và kỹ sư, dụng cụ và thiết bị công nghệ;
+ Chuẩn bị vị trí lưu giữ vật liệu, cấu kiện, các đoạn ống khoan, các đoạn lồng cốt thép, ván khuôn, thiết bị, cũng như bãi đỗ cho máy móc và thiết bị xây dựng;
+ Định vị trục của công trình, chuyển định vị lên địa hình với các biên bản, trong đó: thể hiện sơ đồ bố trí dấu hiệu (mốc) định tuyến, số liệu tham chiếu đến đường cơ sở và mạng tham chiếu độ cao;
+ Chuẩn bị mặt bằng phục vụ việc làm sạch và rửa các đoạn ống đổ bê tông và ống vách giữ thành (nếu có);
+ Tổ chức quan trắc tình trạng kỹ thuật của các công trình lân cận, nền đất, công trình hạ tầng kỹ thuật và đường ống công nghệ nằm trong vùng ảnh hưởng của thi công tường barrette.
Nghiệm thu và bàn giao công việc thi công tường barrette là gì?
Nghiệm thu và bàn giao công việc thi công tường barrette được quy định tại tiểu mục 4.4 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14213-2:2024, cụ thể như sau:
- Nghiệm thu và bàn giao công việc thực hiện khi thi công tường barrette được tiến hành trên cơ sở tài liệu công việc được chuẩn bị.
CHÚ THÍCH: Tài liệu công việc - bộ tài liệu được cung cấp cho Chủ đầu tư, xác nhận trình tự thực hiện công việc thực tế khi thi công tường barrette và việc tuân thủ các yêu cầu của HSTK và HSTKBVTC, với các sửa đổi và bổ sung được thực hiện trong quá trình thực hiện các hoạt động công nghệ, cũng như kết luận, khẳng định chất lượng công việc, vật liệu và sản phẩm sử dụng.
- Khi nghiệm thu và bàn giao tường barrette bộ tài liệu công việc phải bao gồm:
+ Sơ đồ định vị tường barrette so với trục công trình có thể hiện sai số thực tế của tường barrette so với vị trí thiết kế;
+ Giấy chứng nhận chất lượng cho các vật liệu và sản phẩm được sử dụng trong thi công tường barrette;
+ Biên bản kiểm tra các công việc khuất đã thực hiện, trong đó: phải thể hiện sự tuân thủ của công việc đã thực hiện theo các yêu cầu của HSTKBVTC và cho phép thực hiện công việc tiếp theo. Ngoài ra còn thể hiện:
++ Thông số lỗ rãnh, đặc điểm các lớp đất được đào, chất lượng làm sạch đáy rãnh;
++ Cốt thép của tấm tường;
++ Đổ bê tông tấm tường;
++ Trình tự công nghệ thi công tấm tường và sự tuân thủ trình tự công nghệ với các yêu cầu của HSTKBVTC.
- Nhật ký thi công tường barrette;
- Chứng nhận, được đưa ra bởi của phòng thí nghiệm xây dựng, về việc thi công tường barrette theo các yêu cầu của HSTK cùng với các phụ lục về kết quả kiểm tra chất lượng:
+ Dung dịch giữ thành khi thi công đào (Phụ lục C);
+ Cốt thép của tấm tường (Phụ lục D), băng chặn nước (waterstop);
+ Hỗn hợp bê tông sử dụng và bộ số liệu cường độ bê tông của thân tường barrette theo thời gian (Phụ lục E, F).










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Việc làm thuộc bộ nào? Cơ cấu tổ chức của Cục Việc làm được quy định như thế nào theo Quyết định 120?
- 05 đoạn văn nói về sở thích của em dành cho học sinh lớp 4? Chương trình, kế hoạch giáo dục đối với học sinh lớp 4?
- Ngày 19 tháng 4 là ngày gì? Ngày 19 tháng 4 là thứ mấy? Ngày 19 tháng 4 là ngày mấy âm lịch? Ngày 19 tháng 4 có phải lễ lớn?
- Lời dẫn chương trình Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18 4? Mẫu lời dẫn chương trình Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18 4?
- Hồ sơ đề nghị phê duyệt danh mục đầu tư lưới điện trung áp, hạ áp năm 2025 bao gồm những gì?